

Các đại biểu dự Hội thi.
Tham gia Hội thi năm nay có gần 90 nghệ nhân, diễn viên dân tộc Mông của 8 đội thi đến từ các xã có đồng bào dân tộc Mông sinh sống, gồm: Khoen On, Ta Gia, Tà Mung, Pha Mu, Tà Hừa, Phúc Than, Mường Than, Mường Cang. Theo đó, các đội thi thể hiện chương trình nghệ thuật trong vòng 20 phút gồm các tiết mục ca-múa-nhạc mang đậm bản sắc dân tộc ca ngợi Đảng, Bác Hồ; tình yêu quê hương, đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Đại diện Ban Tổ chức Chương trình Chào năm mới 2025, Tuần Văn hoá - Du lịch huyện Than Uyên năm 2024 tặng Cờ lưu niệm cho các đội thi.
Thông qua Hội thi nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Mông. Từ đó giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc tới du khách trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, Hội thi là cơ hội để đồng bào dân tộc Mông ở các xã có điều kiện giao lưu văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần; tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo động lực cho nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 gắn với tiếp tục triển khai có hiệu quả nếp sống văn hoá mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông và Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2024 - 2030.
Tiết mục hát của đội thi xã Mường Cang.
Tiết mục múa “Mùa xuân về bản em” của đội thi xã Tà Hừa.
Tiết mục múa khèn của đội thi xã Khoen On.
Dào San - Nơi hội tụ sắc màu văn hóa dân tộc Mông

Công bố Quyết định công nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng
Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa
Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị









