

Theo thống kê của Trung tâm Y tế Lai Châu, từ đầu năm đến nay tổng các ca bệnh truyền nhiễm tại địa bàn mắc rải rác tại các tổ dân phố, bản, trong đó bệnh cúm 1010 ca, Sởi 142 ca, tiêu chảy 86 ca, thủy đậu 40 ca, Covid 17, quai bị 7 ca, tay chân miệng 6 ca, đau mắt đỏ do Adeno 25 ca. Bước vào mùa mưa, trung bình mỗi tháng Trung tâm tiếp nhận khoảng 60 bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh liên quan đến các bệnh do mùa mưa gây ra như: covid, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, cúm. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa, Trung tâm Y tế Lai Châu đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Làm tốt công tác giám sát và hỗ trợ người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng bởi mưa. Phối hợp với các trạm y tế cấp phát chất khử khuẩn môi trường và nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Từ đầu tháng 6 trung tâm đã cấp phát khoảng 10.700 viên khử khuẩn nguồn nước Aqua-Tab và 25kg hóa chất khử trùng môi trường Clo-ra-min B cho các trạm y tế trên địa bàn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thiện - Phó trưởng Khoa Nội – Truyền nhiễm – Y học cổ truyền Trung tâm Y tế Lai Châu cho biết: Vào mưa mưa, thời tiết khí hậu ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển là nguyên dân dẫn đến bệnh ngoài da, viêm đường hô hấp, bệnh sốt rét do muỗi, xuất huyết, Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế Lai Châu đã xây dựng kế hoạch triển khai đến tất cả các trạm, các khoa, phòng chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa... Bệnh nhân vào khám điều trị tại khoa chúng tôi phân luồng cách ly ở phòng riêng, hướng dẫn người nhà và bệnh nhân không đến những phòng khác tránh lây nhiễm chéo, đeo khẩu trang nơi đông người. Thực hiện theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế nên hầu hết các bệnh nhân đều khỏi, ra viện.
Cán bộ Trung tâm Y tế Lai Châu tuyên truyền phòng, chống bệnh mùa mưa cho người dân.
Chị Chảo Páo Mẩy ở Phường Đoàn Kết tâm sự: Sau khi phát hiện con trai bị ngứa da, tôi đã đưa cháu đến khám tại Trung tâm Y tế Lai Châu và được các bác sỹ tận tình điều trị. Làm theo lời các y, bác sỹ dặn, tôi sẽ cho con uống thuốc theo đơn và thực hiện vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, đi ngủ mắc màn, dọn dẹp nhà cửa, xung quanh môi trường để phòng bệnh tốt hơn.
Song song với điều trị tại đơn vị, Trung tâm cùng với các trạm y tế trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa. Ông Phạm Quang Đán ở Ngõ 262, đường Nguyễn Trãi, phường Đoàn Kết chia sẻ: Tháng 6 vừa qua nhà tôi bị ngập úng do mưa to, dài ngày. Trong lúc loay hoay tìm cách xử lý môi trường thì được cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế hướng dẫn khử khuẩn môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó sức khỏe mọi người đã được đảm bảo.
Nhằm phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau lụt bão, mưa lũ ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu, làm vệ sinh đến đấy. Thu gom xử lý rác động vật, gia cầm theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tiêu diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy. Trường hợp nguồn cấp nước như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhất.

Thắp sáng đường quê - Phong trào nhỏ, ý nghĩa lớn

Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh: Phòng chống tác hại thuốc lá

Giúp học sinh vùng cao tiếp cận môi trường học tập an toàn

Tập huấn việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường truyền thông bình đẳng giới – Lan tỏa thông điệp nhân văn trên địa bàn tỉnh

Ra mắt mô hình “Thư viện cà phê sách”

Tổ công tác 2106 của Bộ Chính trị kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Lan tỏa tình yêu thương, thực hiện tiến bộ xã hội





