Chủ nhật, 19/05/2024, 08:42 [GMT+7]

Chạy xe SH bán cà phê 'bệt'

Thứ năm, 13/09/2012 - 08:39'
Một gia đình từ quận tư sang bán cà phê "bệt" ở quận 1 (TPHCM) trên mấy chiếc xe tay ga. Bán cà phê ở đây có thể kiếm 7 triệu đồng/tuần. Thu nhập cao nên việc dẹp bỏ hàng rong vì vệ sinh và trật tự đô thị trở nên rất nan giải. 

>Rau sạch 5.000 đồng đánh bại hàng rong

>Đĩa bánh bèo hàng rong trị giá trăm ngàn đồng

Một cặp vợ chồng cùng chạy xe đạp bán cá viên chiên quanh các khu công viên ở quận 1, bình quân mỗi người kiếm được 300.000-400.000 đồng một ngày. Riêng ngày lễ, Tết có thể kiếm được 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Cà phê "bệt" ( cà phê bán rong cho khách ngồi uống trên vỉa hè, trong công viên...) ở công viên 30/4, đường Hàn Thuyên, mỗi tuần (sau khi trừ các khoản chi phí) có thể thu vào được khoảng 7 triệu. Riêng các ngày lễ có thể lời trên 27 triệu đồng một ngày. Mỗi người phụ bưng bê nước cho cà phê bệt có thể được hưởng lương 1 triệu rưỡi một tuần.

Chủ một quán cà phê tại khu vực này từng tuyên bố không sang tay với giá dưới 200 triệu. Một quán cà phê lề đường khác tại góc Paster - Alexandre De Rhodes được sang tay với giá 45 triệu đồng . Khi cơ quan quản lý làm căng quá thì họ để vài vỏ chai ở bờ tường để giữ chỗ. Khi thấy cơ quan chức năng kiểm tra lỏng lẻo thì lại bày ra.

Về mặt pháp luật thì nhà nước cấm buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Điều này có quy định rõ ràng trong Bộ luật Giao thông đường bộ. Đến bây giờ đã qua bao lần đổi mới, sửa chữa vẫn giữ nguyên. Như vậy, đừng trách nhà nước quản lý không được rồi cấm vì thực tế, nhà nước đã cấm từ rất lâu rồi.

Về mặt vệ sinh: chỉ xét riêng về khâu lau rửa chén đĩa, những người bán hàng rong thì lấy nước đâu mà rửa cho sạch? Có chăng chỉ 1 xô nhỏ nước và 1 cái khăn lau. Để rửa 1 cái đĩa, bạn cần nước rửa chén, nước tráng sơ, nước tráng sạch. Trong một ngày, hàng rong bán không dưới 100 lượt, nước đâu mà rửa?

Vừa bốc bánh cuốn cho khách xong, người bán hàng này lau tay vào quần và tiếp tục rửa chồng đĩa trong thùng nước nhỏ. Ảnh: Thiên Chương

Về kinh tế: hàng rong có mức lời trên mỗi sản phẩm cao rất nhiều so với đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề do không chịu các khoản thuế phí, mặt bằng, v.v...

Các cơ quan chức năng, báo chí chỉ có thể ghi nhận những trường hợp ngộ độc tập thể tại trường học, công ty, bếp ăn công nghiệp..v.v... Với người ăn lẻ hàng rong bị tiêu chảy, nôn mửa làm sao có thể thống kê được? Sau khi ăn hàng rong, nếu có gặp lại người bán, trách họ thì họ bảo: "Chắc tại bụng bạn yếu, tôi bán nhiều người, thấy họ có sao đâu?", nhận được câu trả lời như vậy chúng ta còn biết làm gì?

Người ăn chỉ thấy bày biện bắt mắt, chứ làm sao nắm được quy trình họ sơ chế, nấu nướng ra sao?

Về trách nhiệm: quán ăn phải chịu trách nhiệm, còn hàng rong thì không chịu trách nhiệm do chế biến 1 nơi, bán ở 1 nơi và dĩ nhiên có ai dại đem ra ngoài đường sơ chế, chế biến cho người khác thấy.

Về mặt xã hội: chúng ta thấy người bán hàng rong nghèo khổ, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Chúng ta nghe đề cập đến những người mẹ, người chị gánh hàng rong nuôi các con nên người, thầm cảm phục họ.

Nhưng riêng gì người bán hàng rong, tất cả những bậc làm cha, làm mẹ có ai mà chẳng phải vất vả lao động chân chính để nuôi dạy con cái nên người.

Những ly cà phê bệt ở công viên 30/4 này có sạch không? Nhưng người bán có thể kiếm được trung bình 1 triệu đồng mỗi ngày. Ảnh: Cao Lâm

Tại một góc khác tại Alexandre De Rhodes - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cả gia đình cha, mẹ và con gái từ quận 4 sang bán cà phê, mỗi người chạy một chiếc xe tay ga. Chiếc rẻ tiền nhất là xe Airblade của người con. Chiếc đắt nhất là SHi của người cha. Không biết lương một anh kỹ sư, một chị nhân viên văn phòng có được như thế không?

Khi thực hiện kế họach chấn chỉnh việc hàng rong chèo kéo khách, bán buôn lấn chiếm lòng lề đường ở khu vực công viên 30/4 được một tuần, tôi nghe người bán phản ảnh là: "Thà bị hốt đồ chứ không mất chỗ".

Những điều kể trên cũng mới chỉ là một góc khuất rất nhỏ của hàng rong. Xin nêu ra để các bạn đọc rõ thêm đôi điều.

 

Theo Việt Linh vnExpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...