Thứ sáu, 17/05/2024, 13:14 [GMT+7]

Hình thành ý thức tự giác cho người dân

Thứ sáu, 20/06/2014 - 11:43'
(BLC) – Những năm qua, nhờ sáng tạo trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, Công an huyện Than Uyên đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và súng săn tự chế đang tàng trữ trái phép trên địa bàn.

Tìm hiểu chúng tôi được biết,  huyện Than Uyên có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng như nhiều địa bàn khác trong tỉnh, việc sử dụng súng kíp gần như một tập quán từ rất lâu đời trong đời sống của bà con. Khẩu súng kíp theo người dân lên nương, đi săn bắn; thực hành nghi lễ trong đám tang, đám cưới, lễ hội…Để làm thay đổi thói quen này không phải là việc một sớm một chiều. Bên cạnh đó, trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận nhân dân nhận thức về pháp luật còn hạn chế, các thủ tục lạc hậu trong nhân dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn nên cũng gây không ít khó khăn và phức tạp trong việc triển khai vận động thu hồi giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Cán bộ Công an huyện Than Uyên tuyên truyền tác hại của súng tự chế tới bà con bản Sắp Ngụa 2 – xã Mường Than.

Với chức năng là lực lượng nòng cốt, Công an huyện Than Uyên đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, nhất là lực lượng công an xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động với nhiều hình thức. Nhờ vậy đã từng bước hình thành ý thức tự giác của Nhân dân trong thực hiện Chỉ thị 07/2005/CT-UBND ngày 20/6/2005 của UBND tỉnh Lai Châu, Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13 ngày 12/7/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ… thu nộp triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc do súng kíp, súng săn tự chế, vật liệu nổ gây ra.

Trao đổi với Đại úy Đoàn Thị Phương, Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an huyện chúng tôi được biết: Trong những năm đầu triển khai cuộc vận động, lực lượng cán bộ quản lý hành chính của đơn vị quân số ít, địa bàn rộng, đường sá đi lại chưa thuận lợi, lúc đó còn chưa tách huyện Tân Uyên, các xã xa xôi như Tà Mít, Nậm Sỏ, người dân còn sử dụng súng săn tự chế nhiều. Là đội trưởng, chị cũng rất trăn trở để tham mưu ban lãnh đạo đơn vị  về giải pháp cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Khi mới tuyên truyền tưởng chừng không thể thực hiện được vì bà con chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc vận động này nên cứ cán bộ đến tuyên truyền thì bà con lấy lý do bận không tham dự hoặc tham dự rồi về mang súng lên lán nương để dấu. Số hiểu và tự giác giao nộp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đội đã phải cử cán bộ vào “nằm vùng”  thực hiện lại một cách tuần tự theo kế hoạch đề ra. Việc đầu tiên khi đến bản là khảo sát, nắm chắc tình hình sử dụng vũ khí, súng săn các loại. Sau đó tiếp cận các già làng, trưởng bản, người cao tuổi, người đã sử dụng súng săn lâu đời để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng để tìm phương pháp thuyết phục. Đối tượng đầu tiên mà lực lượng tiến hành tuyên truyền vận động là cán bộ, đảng viên, người có uy tín sau đó mới vận động các đối tượng còn lại. Nhờ không quản ngại khó khăn, bám dân, bám bản, trong năm đầu tiên toàn huyện Than Uyên vận động thu hồi được 4.958 khẩu súng các loại.

…kiểm tra số súng thu được trước khi bàn giao vào kho.

Anh Lầu A Sùng – Bản Sắp Ngụa 2, xã Phúc Than tâm sự, từ khi còn nhỏ anh đã thấy người lớn trong nhà cũng như trong bản sử dụng súng kíp mỗi khi đi rừng hay lên nương để giữ gìn tài sản hay trâu bò. Khi lớn lên, qua các phương tiện thông tin đại chúng anh được biết nhiều những tai nạn, vụ án thương tâm đã xảy ra khi sử dụng súng kíp tự chế, nhất là được các đồng chí Công an thường xuyên đến từng thôn, bản, gia đình tuyên truyền nên không chỉ anh mà người dân nơi đây nắm rõ về về tác hại của súng kíp cũng như các quy định của Nhà nước về việc sử dụng và chế tạo súng tự chế. Trong buổi tuyên truyền tháng 3 vừa rồi anh và các anh Giàng A Hứ, Giàng A Vinh và Giàng A Ná đều ở bản Sắp Ngụa 2 này đã tự nguyện mang 04 khẩu súng săn tự chế đến nộp cho tổ tuyên truyền.

Thiếu tá Giàng A Lẩu - Phó Trưởng Công an huyện Than Uyên cũng chia sẻ:  " Khi vào vùng đồng bào dân tộc vận động tự giác giao nộp vũ khí, súng săn tự chế là phải trực tiếp gặp gỡ người có súng, vợ con để giải thích cho chủ súng biết được tác hại của súng kíp. Bản thân anh đã trực tiếp làm công tác điều tra một số vụ án do súng kíp gây ra nên đưa ra ví dụ và con người thực tế tuyên truyền cho người có súng biết. Bí kíp của anh vì là dân tộc Mông nên anh biết được rằng những hộ gia đình mà trên gác bếp có cái ống tre to khoảng 15-20cm buộc chắc lại thì đó là ống để cất giữ súng nên việc trực tiếp đến từng nhà, từng gia đình để tuyên truyền rồi vận động bà con mang giao nộp vì thế cũng thêm hiệu quả".

Thiết nghĩ, những kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trơng nhân dân của của Công an huyện Than Uyên khá thiết thực. Để ngăn chặn tình trạng chế tạo, sử dụng súng tự chế trái phép cũng như để trên các bản làng vùng cao không còn những nỗi đau mang tên súng kíp thì đây là cách làm cần được nhân rộng để góp phần hình thành ý thức nói không với súng tự chế cho mỗi người dân, từ đó tự giác vận động người thân trong gia đình không chế tạo, tàng trữ, sử dụng các loại súng tự chế, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 

Trong 9 năm (2005 – 2014), Công an huyện Than Uyên đã vận động Nhân dân giao nộp 5.320 khẩu súng các loại và nhiều vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ khác. Cụ thể: Súng tự chế: 5.303 khẩu; Súng ngoại chế: 06 khẩu; Súng thể thao: 02 khẩu; Súng K44: 01 khẩu; Súng hơi: 07 khẩu; Súng CKC: 01 khẩu; Đạn cối 60 ly: 01 quả; Đầu đạn pháo: 02 viên; Lựu đạn: 01 quả; Cạm bẫy thú rừng: 236 cái; Kíp nổ: 23 cái; Đạn các loại: 23 viên; Thuốc nổ Amonit và TNT: 1.600g bàn giao cho Công an tỉnh để xử lý theo quy định.

 

Thùy Dung

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...