Thứ năm, 09/05/2024, 14:06 [GMT+7]

Bên lề kỳ họp

Thứ tư, 06/12/2023 - 09:29'
(BLC) - Kỳ họp thứ mười chín HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021- 2026 diễn ra với nhiều nội dung quan trọng nhằm đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2023, nhiệm vụ 2024; xem xét, thảo luận và quyết định ban hành nhiều nghị quyết quan trọng. Phóng viên Báo Lai Châu Online giới thiệu tới bạn đọc một số ý kiến của đại biểu bên lề kỳ họp.

1

Đại biểu Lường Văn Quý – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sìn Hồ: Hiện nay, số thôn, bản có đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống thuộc đối tượng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030) của tỉnh Lai Châu gồm có 32 thôn, bản tại 15 xã, trong đó: huyện Mường Tè 5 xã, 9 thôn, bản; huyện Nậm Nhùn 6 xã, 16 thôn, bản; huyện Tam Đường 2 xã, 4 thôn, bản và huyện Sìn Hồ có 2 xã, 3 thôn, bản. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 theo các văn bản của bộ, ngành còn chồng chéo và vướng mắc.

Do vậy, việc ban hành Nghị quyết phê duyệt danh sách thôn, bản thuộc đối tượng đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu là rất cần thiết và là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 đảm bảo đúng đối tượng. Tôi mong rằng khi nghị quyết được ban hành đời sống nhân dân ở các thôn, bản có đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống ngày càng được nâng cao.

3

Đại biểu Vương Thị Thu Hiền – Phó Chủ tịch HĐND huyện Phong Thổ: Kỳ họp lần này sẽ xem xét và dự kiến thông qua Nghị quyết phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, địa điểm Khu công nghiệp Mường So, huyện Phong Thổ. Nghị quyết được ban hành sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho huyện Phong Thổ. Cụ thể, Đồ án quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Mường So, được lập trên cơ sở xuất phát từ thực trạng phân bổ ngành công nghiệp, nguồn lực lao động, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

Tổng diện tích đất toàn khu vực quy hoạch gần 200ha, phù hợp với định hướng sử dụng đất đã được quy hoạch trong Quy hoạch chung huyện Phong Thổ. Khu công nghiệp Mường So gồm 2 tiểu khu: Tiểu khu 1 – Công nghiệp và dịch vụ; tiểu khu 2 – Nhà ở và dịch vụ. Khu công nghiệp Mường So được hình thành sẽ thúc đẩy phát triển ngành nghề có lợi thế của huyện và các vùng phụ cận, phát huy tiềm năng cơ sở sản xuất hiện có và các ngành nghề truyền thống tại địa phương. Tạo ra bước chuyển biến trong công nghiệp chế biến và xuất khẩu của tỉnh; có vị trí chiến lược với tiềm năng thu hút đầu tư, là trung tâm công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng.

4

Đồng chí Đào Thị Lan Anh - Giám đốc Sở Nội vụ: Việc quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tỉnh Lai Châu thực hiện theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2029 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (Nghị định số 34). Tuy nhiên đến ngày 10/6/2023 Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP Quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (Nghị định số 33), theo đó bãi bỏ Nghị định số 34. 

Tôi thấy việc ban hành Nghị quyết giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã năm 2024 trên địa bàn tỉnh là cần thiết, kịp thời. Đây là cơ sở cho UBND các huyện, thành phố quyết định số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cho từng xã, phường, thị trấn theo quy định của Nghị định số 33.

7

Đồng chí Nùng Văn Nim - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hiện nay đang được duy trì, thực hiện với 2 hình thức: cai nghiện ma túy bắt buộc và cai nghiện ma túy tự nguyện. Tại kỳ họp lần này, sẽ xem xét Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy; người được giao nhiệm vụ hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhằm triển khai kịp thời các quy định của Luật Phòng, chống ma túy và quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ liên quan về công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy. Tôi thấy việc ban hành nghị quyết rất phù hợp và sẽ làm cơ sở, căn cứ pháp lý trong việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Đồng thới khuyến khích, tạo điều kiện cho người nghiện tự nguyện tham gia cai nghiện ma túy; nâng cao trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy. 

Nhóm P.V

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Hết lòng với công tác thiện nguyện
“Năng động, nhiệt tình, đặc biệt là hết lòng với công tác thiện nguyện, Trung tá Hoàng Quốc Phong - Trưởng Ban Dân vận (Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 356, Quân khu 2, đứng chân trên địa bàn huyện...