Thứ ba, 14/05/2024, 07:28 [GMT+7]

Công điện: triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9)

Thứ hai, 15/04/2013 - 11:39'
Để chủ động phòng, chống dịch cúm A (H7N9) trên gia cầm và trên người. Chủ tịch UBND tỉnh  có Công điệnkhẩn gửi Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Tổng biên tập Báo Lai Châu, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã triển khai một số biện phát phòng, chống dịch cúm A H7N9.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã.

Chỉ đạo nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm (bao gồm cả hình thức cho, tặng) qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và dân cư khu vực biên giới; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 89/UBND-TM ngày 25/01/2013 của UBND tỉnh Lai Châu về việc triển khai thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tăng cường quản lý, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.

Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và chính quyền cấp xã bố trí lực lượng phối hợp với ngành thú y tăng cường công tác giám sát đến tận trại, hộ chăn nuôi gia cầm, tổ chức quản lý các cơ sở kinh doanh, chợ buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện các trường hợp gia cầm mắc bệnh, chết nghi do cúm gia cầm để xử lý kịp thời; giao trách nhiệm giám sát dịch cho chính quyền xã, thôn, bản và nhân viên thú y; khi phát hiện gia cầm chết (nghi do cúm gia cầm) phải báo ngay cho cơ quan Thú y tại địa phương. Tuyệt đối không được giấu dịch hoặc chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch cho cán bộ, người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm về nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm gia cầm, đặc biệt là chủng cúm A (H7N9) gây tử vong cho người và lây lan cho đàn gia cầm trong nước. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm, vùng có nguy cơ cao; tuyên truyền cho người dân chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được lực lượng thú y kiểm tra để làm thực phẩm.

Phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú ý tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, các khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm; phát hiện và xử lý nghiêm khắc, triệt để tất cả các trường hợp tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép qua biên giới; phối hợp với cơ quan thú y, y tế kiểm dịch chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập vào địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và phòng chống dịch trên người các cấp; xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H7N9) nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn lây lan.

Chủ động phân công lực lượng thường trực phòng chống dịch trong các ngày nghỉ, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Chỉ đạo Chi cục Thú y: Chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật; tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển qua các chốt, trạm kiểm dịch, bố trí cán bộ trực 24/24 giờ; lập sổ theo dõi việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn tỉnh. Đặc biệt thực hiện chặt chẽ việc kiểm dịch vận chuyển đối với gia cầm và các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc từ các tỉnh đang có dịch hoặc được vận chuyển qua vùng dịch.

Phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm khắc các đối tượng có hành vi vi phạm trong công tác kiểm dịch động vật.

Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm H7N9 ở người về kinh phí, nhân lực, vật tư… khi có dịch xảy ra.

Tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm tại các huyện, thị xã; thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình, kịp thời đề xuất, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp phòng chống và xử lý khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

Giám đốc Sở Y tế

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông, các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo về tác hại của dịch cúm A (H7N9); hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch cúm gia cầm.

Chỉ đạo giám sát chặt chẽ các hành khách, phương tiện, hàng hoá qua cửa khẩu Ma Lù Thàng huyện Phong Thổ; tiến hành đo thân nhiệt cho tất cả các trường hợp nhập cảnh tại cửa khẩu, khử trùng triệt để các phương tiện, hàng hoá nhập cảnh. Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tổ chức khám sàng lọc cách ly và kịp thời triển khai các biện pháp nhằm tránh lây lan; lấy bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút gửi đi xét nghiệm.

Chỉ đạo Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh và Trung tâm y tế các huyện, thị tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, tình hình diễn biến của dịch bệnh. Có biện pháp khống chế dịch kịp thời khi có dịch xảy ra, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh.

Xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9) trên người, chuẩn bị thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện kỹ thuật, tổ chức thường trực chống dịch phục vụ công tác chống dịch.

Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở tăng cường thu dung, chẩn đoán sớm, cách ly và điều trị tích cực khi có dịch xảy ra và tham gia hỗ trợ tuyến dưới.

Thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo, thông tin, báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút cúm A (H7N9) theo quy định.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu

Tăng nội dung, thời lượng tuyên truyền, cảnh báo về tác hại của dịch cúm A (H7N9) cho người dân, thực hiện sử dụng gia cầm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm; không ăn thịt gia cầm mắc bệnh, không ăn tiết canh gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín; khi tiếp xúc với gia cầm phải có bảo hộ cá nhân (như găng tay, khẩu trang), rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc, chế biến gia cầm; tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; không bán chạy gia cầm ốm, chủ động khai báo với cơ quan Thú y hoặc chính quyền địa phương khi phát hiện gia cầm ghi mắc bệnh cúm gia cầm, gia cầm chết hàng loạt; thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, vùng có nguy cơ cao.

Cung cấp kịp thời thông tin tới cộng đồng để người dân không hoang mang, khi người dân có triệu chứng nghi ngờ đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

Giám đốc Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí dự phòng để kịp thời phục vụ trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh

Các lực lượng liên quan đặc biệt là Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú ý tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, các khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm; phát hiện và xử lý nghiêm khắc, triệt để tất cả các trường hợp tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép qua biên giới; phối hợp với cơ quan thú y, y tế kiểm dịch chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập vào địa bàn tỉnh; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm A (H7N9) theo quy định.

Theo Nghiêm Đẳng (vpubnd.laichau.gov.vn)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...