Chủ nhật, 19/05/2024, 08:02 [GMT+7]

Nên hay không ban hành Luật Biểu tình?

Thứ năm, 24/11/2011 - 08:26'
Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.Hồ Chí Minh): “Không nên ban hành luật biểu tình” 

“Tôi kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật Lập hội và Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này, vì nếu Luật Lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật Lập hội có cần không? Về Luật Biểu tình, ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ nước mình. Như vậy, Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không? Chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không? Nếu không cần tại sao lại đưa Dự án Luật Biểu tình vào để coi nó là khuôn vàng, thước ngọc của cái gọi là tự do dân chủ”.

Sơn Đà (ghi)

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): “Biểu tình là quyền cơ bản của người dân”

“Biểu tình là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp. Chúng ta biết rằng bản Hiến pháp năm 1959 thì chữ “biểu tình” đã được đưa vào trong chính văn, ở chương III của Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Điều 25 khi đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình thì thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản. Như thế nó không phải gì xa lạ cả, chúng ta thấy tất cả trong thực tiễn lịch sử những cuộc biểu tình ấy có thể phát huy cả hai mặt, đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Còn chữ “míttinh” cũng chỉ là biến dạng của ngôn ngữ. 

Nếu quan niệm đơn giản như ĐB Hoàng Hữu Phước thì chỉ có cách dẹp bỏ biểu tình. Nhưng khi biểu tình nổ ra, chính các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão biểu tình và tìm hiểu thì thấy đã có những vấn đề trong bộ máy lãnh đạo cầm quyền và đã có những điều chỉnh một cách thích hợp. Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong việc biểu tình. Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình”.   

Theo LaoDong

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...