

Ngoài ra sẽ có nhiều bộ trưởng khác phụ trợ trả lời các vấn đề các ĐBQH chất vấn. Thời gian chất vấn kéo dài đến trưa 25.11. Toàn bộ 2,5 ngày chất vấn sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân cả nước theo dõi. Trước ngày QH tiến hành các phiên chất vấn, sáng 22.11, bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH (ảnh) đã có cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang QH về việc QH cần đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với các bộ trưởng.
Ảnh: kỳ anh |
Thưa bà, bà kỳ vọng gì vào những đổi mới của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp này?
- Tôi cho rằng, để chất vấn đạt hiệu quả cần phải có cải tiến ở các bên: Người hỏi, người trả lời và một chủ thể rất quan trọng là toàn thể QH. Phía người hỏi phải ngắn gọn, tập trung vào những chủ đề nóng, nên có thông tin trước để bộ trưởng chuẩn bị. Đối với người trả lời, giống như một cuộc thi vấn đáp, cần trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi, tránh đưa ra những vấn đề chung chung, rồi lại chỉ nhận trách nhiệm. Còn những lời bộ trưởng hứa thì phải xem những lời hứa được thực hiện đến đâu từ kỳ họp trước đến kỳ họp này, tránh việc hứa không khả thi, không thực hiện được nhưng vẫn hứa. Việc quan trọng hơn, theo tôi là QH cần đưa ra phán quyết đối với bộ trưởng bằng nghị quyết của QH. Phải ra thành nghị quyết thì mới tăng cường tính pháp lý, thể hiện được đánh giá của QH với Chính phủ, rằng phần chất vấn của bộ trưởng này có được không, chưa đạt ở điểm nào, bộ trưởng nào làm tốt, bộ trưởng nào cần phải cố gắng. Trong kỳ họp này chúng ta chưa thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng, thì việc đánh giá bộ trưởng qua chất vấn cũng là cách sử dụng pháp lý rất hiệu quả cho hoạt động giám sát của QH.
Thưa bà, tại sao việc xây dựng nghị quyết chất vấn kỳ họp lại khó?
- Đúng là khó thật, chúng ta chưa có quy chế riêng về chất vấn và trả lời chất vấn. Vì vậy, theo tôi, cần đưa toàn bộ quy trình, thủ tục hoạt động của QH nâng lên thành luật. Hiện QH mới chỉ cải tiến quy trình giám sát, còn những quy trình, thủ tục khác chưa có. Ba bên, như tôi nói ở trên: Bên chất vấn, trả lời chất vấn và toàn thể QH, thì quan trọng nhất là thái độ của toàn thể QH phải được thể hiện bằng một nghị quyết. Việc này sẽ sát hạch bộ trưởng và có căn cứ pháp lý để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của bộ trưởng đó. Nhưng cao nữa, theo quy định của luật và quan điểm cá nhân tôi, phải thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm thường kỳ. Việc này rất bình thường, không quá bất thường và không giống với việc QH bỏ phiếu bất tín nhiệm. Còn việc có công bố kết quả bỏ phiếu hay không thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ cân nhắc.
- Xin cảm ơn bà.
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị): Tôi sẽ tiếp tục chất vấn nếu chưa nhận được câu trả lời thoả đáng
Q.Trang ghi Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam): Tôi sẽ chất vấn thực chất lỗ, lãi của EVN
H.Q ghi |
Tin đọc nhiều

Công bố các quyết định về công tác tổ chức và cán bộ

Gợi lên ký ức hào hùng trong Ngày Chiến thắng 9/5

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva

Chi bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy: Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Hội nghị lần thứ 52 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Than Uyên khóa XVIII

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) HĐND huyện Mường Tè

Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh

Tổng thống Putin chúc mừng người dân Nga nhân Ngày Chiến thắng









