

Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng đề nghị: Cần phải kiến tạo lại lương tối thiểu cho sát với thực tế. Hiện nay các chủ doanh nghiệp người ta xây dựng thang lương, bảng lương xoay quanh lương tối thiểu và người ta nộp BHXH trên cơ sở đó còn không nộp trên lương thực tế.
Điều này thiệt hại rất lớn cho NLĐ khi hưởng BHXH và là gánh nặng cho Nhà nước và xã hội. Không nên hằng năm Chính phủ cứ ban hành lương tối thiểu; vì Chính phủ mới dự kiến tăng lương thì ngoài các chợ giá cả đã tăng hết rồi. Cho nên khi NLĐ lĩnh được tiền lương tăng lên thì tiền lương đó không sát với thực tế và không bù được tốc độ tăng giá.
Tôi đề nghị khi đã thống nhất được lương tối thiểu rồi, trên cơ sở lương tối thiểu đó, tức là một loại hàng hóa đảm bảo được cuộc sống của NLĐ như thế nào đó với giá cả thị trường hiện nay thì hằng năm với trượt giá như thế nào thì cuối năm áp dụng trượt giá đó nhân lên, không nói gì tăng lương. Như vậy thu nhập của NLĐ thực tế mới lên theo được.
Về ý kiến của ĐB Bùi Thị An (Hà Nội), Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng khẳng định: ĐB phát biểu rất hùng hồn, rất hay. Nhưng luật thông qua không phải chỉ áp dụng cho một nhóm nhỏ đối tượng mà áp dụng cho hàng triệu triệu NLĐ khác.
Tôi tiếp cận với hàng triệu triệu nữ lao động đang làm việc ở trong các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt trong ngành dệt - may, da - giày, thủy - hải sản và caosu. Các chị bảo: “CĐ ơi là CĐ, chúng em không tài nào làm nổi đến 55 tuổi đâu, vì CN cạo mủ caosu chúng em là 5h sáng phải ra rừng, ra lô mà cạo mủ, mà 40 tuổi chúng em đã run tay cạo không nổi rồi, mà nguyện vọng của chúng em muốn có sổ hưu, muốn được nghỉ hưu. Cho nên đề nghị đối với ngành chúng em còn giảm tuổi xuống nữa”. Cho nên tôi đồng tình với quy định như trong dự thảo.
Một số ĐB cho rằng NLĐ muốn làm thêm giờ, bảo rằng vì hội nhập, vì cạnh tranh... nhưng tôi xin khẳng định NLĐ nào cũng có mong muốn, khát khao chăm sóc gia đình, không một NLĐ nào muốn làm thêm giờ.
Vì lương của chúng ta quá thấp, tiền lương người ta làm không đủ sống, cho nên buộc lòng người ta phải chấp nhận việc làm tăng giờ, tăng ca. Các ĐB có con em mình làm CN hay người thân của mình làm CN, vào thăm các cháu mới thấy đời sống CN khổ như thế nào. Các cháu làm ở dệt - may, da – giày da vàng vọt, ốm yếu, mình thấy thương lắm.
Theo tôi, về thời gian làm việc có hai ý: Thứ nhất, không có lý do nào cán bộ, công chức làm việc 40 giờ còn NLĐ khác làm việc 48 giờ, cái này bất công. Tôi đề nghị nên sửa Bộ luật Lao động lại, một tuần NLĐ làm việc 44 giờ, có nghĩa là NLĐ được nghỉ chiều thứ bảy. Thứ hai, vấn đề tăng giờ làm thêm, tôi đề nghị nếu không giảm xuống thì nên giữ như hiện tại.
Không nên vì lợi ích của những người sử dụng LĐ, vì họ lúc nào cũng muốn tăng giờ, tăng ca để kịp giao hàng và tăng lợi nhuận. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận lại quyền lợi của NLĐ, tại sao lại tăng ca liên tục như vậy? Tôi đề nghị với việc tăng ca, tăng giờ như vậy tại sao không để người sử dụng lao động tuyển thêm lao động để hàng nghìn NLĐ của chúng ta có công ăn việc làm và để NLĐ của chúng ta được nghỉ ngơi. Chúng tôi đề nghị giữ nguyên như hiện tại.
Tin đọc nhiều

Công bố các quyết định về công tác tổ chức và cán bộ

Gợi lên ký ức hào hùng trong Ngày Chiến thắng 9/5

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva

Chi bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy: Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Hội nghị lần thứ 52 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Than Uyên khóa XVIII

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) HĐND huyện Mường Tè

Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh

Tổng thống Putin chúc mừng người dân Nga nhân Ngày Chiến thắng









