

Cán bộ BHXH tỉnh xác định mức hưởng BHYT cho bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Thu Minh
Theo đó cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT tùy theo mức độ sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tối đa là 40 triệu đồng. Ngoài ra, có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Hành vi không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn - 30 triệu đồng.
Cụ thể: vi phạm không đóng BHYT cho từ 1 - 10 người lao động, người sử dụng lao động bị phạt từ 500 nghìn - 1 triệu đồng.
Mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng áp dụng đối với hành vi không đóng BHYT cho từ 1.001 người lao động trở lên.
Trường hợp đóng không đủ số người có trách nhiệm tham gia BHYT, người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt tiền từ 300 nghìn - 1 triệu đồng/người lao động.
Nếu đóng BHYT không đủ số tiền phải đóng thì mức phạt sẽ từ 300 nghìn - 32 triệu đồng tùy theo giá trị vi phạm.
Trường hợp vi phạm cấp thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định sẽ bị cảnh cáo. Nếu chậm từ 10 ngày làm việc trở lên sẽ bị phạt tiền từ 300 nghìn - 8 triệu đồng tùy thuộc vào số thẻ cấp chậm.
Nếu phát hành thẻ BHYT không đúng đối tượng được cấp thẻ BHYT sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng/thẻ BHYT nếu thẻ đó chưa được sử dụng để khám, chữa bệnh BHYT,và phạt từ 2 - 4 triệu đồng/thẻ BHYT nếu đã sử dụng để khám, chữa bệnh.
Tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT để sử dụng trong khám, chữa bệnh thì sẽ bị phạt từ 500 nghìn - 1 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT; phạt từ 1 - 2 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm gây thiệt hại đến quỹ BHYT.
Hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám, chữa bệnh cũng sẽ bị phạt từ 500 nghìn - 2 triệu đồng và bị tạm giữ thẻ BHYT trong thời hạn 30 ngày.
Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn - 24 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.
Mức phạt cao tới 40 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế không có người sử dụng; lạm dụng dịch vụ y tế trong khám, chữa bệnh BHYT.
Nếu có hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám, chữa bệnh BHYT và là vi phạm lần đầu, chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thì sẽ bị cảnh cáo. Nếu tái phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt từ 300 nghìn - 6 triệu đồng.
Tin đọc nhiều

Điều lệ Giải Vô địch Pickleball tỉnh Lai Châu lần thứ I năm 2025, Tranh cúp Facolos

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Hoàn thiện để trình Quốc hội dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh

Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025

Thể lệ Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tổ quốc bên bờ sóng" lần thứ 3

Đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh Sởi










_1730189146364.png)