Chủ nhật, 19/05/2024, 17:23 [GMT+7]

Đam mê lịch sử Việt Nam

Thứ sáu, 24/04/2015 - 15:30'
(BLC) - Với nhiều bạn trẻ, việc nhớ số liệu cùng hàng loạt các sự kiện lịch sử là điều khó khăn nhưng với em Giàng Thị Nguyên - dân tộc Giáy, học sinh lớp 12C1, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đó lại là niềm đam mê, giúp em đạt thành tích cao trong học tập, trở thành một trong những học sinh tiêu biểu của trường.

Nguyên sinh ra và lớn lên tại bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường). Điều kiện kinh tế gia đình không khá giả nhưng bố mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. “Bố thường kể về những tấm gương hiếu học trong lịch sử, trên địa bàn xã và tinh thần yêu nước của dân tộc. Sau mỗi câu chuyện, bố nhắc nhở em lấy đó làm tấm gương để học tập, làm theo. Không biết từ bao giờ, những câu chuyện của bố đã nhóm lên ngọn lửa yêu lịch sử Việt Nam trong em” - Nguyên chia sẻ.

Ngoài nghe cô giáo giảng bài trên lớp, đọc trong sách giáo khoa, hàng ngày Nguyên đến thư viện nhà trường mượn sách tham khảo lịch sử về nhà đọc thêm mỗi khi học cảm thấy buồn ngủ. Sách lịch sử trở thành người bạn giúp em học tập tốt hơn. Từ bậc tiểu học đến nay, Nguyên đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Em còn được Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo tin tưởng chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh năm lớp 9 và đoạt giải khuyến khích.

Em Nguyên (bên phải) cùng bạn trao đổi bài trong giờ ra chơi.

Niềm vui được nhân lên khi năm học lớp 10, Nguyên đoạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp trường. Năm lớp 11, em đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh. Đầu năm học lớp 12, cả gia đình, thầy cô, bạn bè như vỡ òa trong niềm vui khi nghe tin Nguyên đoạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh.

Theo chia sẻ của Nguyên, học lịch sử không khó. Điều quan trọng là phải bố trí thời gian học hợp lý. Học bài theo sơ đồ tư duy, lấy một nội dung chính làm trung tâm. Từ nội dung đó triển khai thành nhánh nhỏ, mỗi nhánh sẽ là những thông tin, sự kiện gắn với từng giai đoạn. Phương pháp học này giúp nhớ lâu, không bị nhầm lẫn số liệu hay sự kiện. Sau khi hệ thống được các kiến thức cơ bản thì phải học cách trình bày bài thi logic, khoa học, sạch sẽ; theo dõi các sự kiện thời sự diễn ra hàng ngày để liên hệ thực tiễn, giúp bài thi sinh động, mang tính thời sự và đạt điểm cao.

Thầy giáo Giang Trọng Thủy dạy môn lịch sử khối 11, 12, Bí thư Đoàn Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cho biết: “Không chỉ là học sinh chăm ngoan, học giỏi, đam mê lịch sử Việt Nam, Nguyên còn rất nhanh nhẹn, hoạt bát, hòa nhã với bạn bè, tham gia nhiệt tình các phong trào do trường, lớp tổ chức. Không ít bạn trong lớp 12C1 nhờ sự giúp đỡ của Nguyên đã có sự chuyển biến tích cực trong học tập như các em: Ngà Thị Nhung, Lý Văn Tâm, Lò Văn Mục…”.

Thanh Hoa

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...