Thứ sáu, 17/05/2024, 16:34 [GMT+7]

Dám nghĩ, dám làm

Thứ hai, 19/08/2013 - 17:00'
(BLC) - Mặc dù lập nghiệp trong điều kiện khó khăn song với nhiệt huyết tuổi trẻ, đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, anh Phan Thành Lợi (thôn Hữu Nghị, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã trở thành đoàn viên làm kinh tế giỏi.

Anh Lợi chia sẻ: “Ngày mới lên Lai Châu lập nghiệp, tôi đến các huyện, thị trong tỉnh để tìm hiểu và nhận thấy huyện Phong Thổ là địa phương có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi, cát…). Đa số người dân ở đây vẫn phải sống trong những ngôi nhà bằng đất, gỗ, tre, nứa tạm bợ; trong khi đó tôi đã có 1 chiếc máy ép gạch thủ công. Chính vì vậy, tôi quyết định phát triển kinh tế theo hướng sản xuất gạch bờ lốc”.

Nghĩ là làm, tháng 2/2008, anh Lợi thuê 400m2 đất của người dân trên địa bàn thị trấn Phong Thổ để xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch bờ lốc và thuê 5 lao động (chủ yếu là người dân địa phương) với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng. Do nguồn vốn ít, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều nên việc kinh doanh của anh Lợi gặp không ít khó khăn.

Anh Lợi (bên phải) giới thiệu sản phẩm gạch bờ lốc với khách hàng.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong muốn được làm giàu trên mảnh đất mới anh Lợi đã chủ động vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện 50 triệu đồng, kết hợp học kinh nghiệm của thế hệ đi trước, đọc sách báo, xem tivi tìm cách sản xuất ra loại gạch tốt, thân thiện với môi trường.

Sau 5 tháng đi vào hoạt động, gạch bờ lốc do xưởng anh sản xuất đã chiếm được thị trường bởi chất lượng tốt, giá thành rẻ, phù hợp với kinh tế của đại đa số bà con. Số lượng khách đến mua gạch ngày càng nhiều, thậm chí có lúc không đủ sản phẩm để bán cho khách hàng.

“Khi thấy nhu cầu về vật liệu xây dựng của người dân tăng cao, tôi đã mạnh dạn thuê thêm 1 mảnh đất với diện tích 500m2 ở xã Mường So, huyện Phong Thổ để mở rộng quy mô sản xuất. Tại đây, tôi cũng thuê thêm 5 lao động thường xuyên và 8 lao động thời vụ. Gần 1 năm đi vào sản xuất các xưởng dần dần ổn định và có lãi (cuối năm 2008 thu lãi 400 triệu đồng)” – anh Lợi cho biết thêm.

Từ lợi nhuận có được anh dành một phần đầu tư tái sản xuất, 1 phần mua 2 chiếc xe tải phục vụ việc vận chuyển gạch. Nhờ đó, mặt hàng gạch bờ lốc đến khắp mọi nơi trên địa bàn tỉnh, phục vụ việc xây dựng nhà ở cho các hộ dân, lợi nhuận kinh doanh nhờ vậy tiếp tục tăng cao. Tính đến cuối năm 2011, tổng số tiền lãi sau khi trừ chi phí là 1 tỷ đồng. Anh Lợi trả hết tiền vay ngân hàng, xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.

Giờ đây, việc kinh doanh của gia đình anh tiếp tục phát triển, tạo việc làm cho 25 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ với mức lương từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Nhận xét về anh Lợi, anh Lò Văn Thực - Bí thư Đoàn thị trấn Phong Thổ nói: Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Lợi còn là đoàn viên năng nổ, nhiệt tình tham gia các phong trào do địa phương, Đoàn thị trấn phát động. Anh thường xuyên tham gia công tác từ thiện nhân đạo thông qua việc ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ vì trẻ thơ, tặng quà các gia đình chính sách… Năm 2012, anh Lợi vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của.

 

Thanh Hoa

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...