Thứ sáu, 17/05/2024, 16:25 [GMT+7]

Tuổi cao chí càng cao

Thứ hai, 20/02/2012 - 10:56'
(BLC) -Đó là tâm niệm của ông Phàn A Ngan ở bản Chù Lìn (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường).

Bàn chân ông thoăn thoắt vừa ở trên khu rừng khoanh nuôi kiểm tra đàn gia súc thoáng đã xuống ao cá đắp lại bờ rồi ra thăm ruộng… Tìm được thú vui trong lao động, mặc dù bước sang tuổi 65 nhưng ông Ngan vẫn tráng kiện, săn chắc, cũng bởi chăm chỉ lao động và nhờ mạnh dạn áp dụng những kỹ thuật mới vào chăn nuôi sản xuất nên kinh tế gia đình ông ngày càng phát triển.

Từ chiếc mát xay xát, ông Ngan không chỉ phục vụ nhu cầu gia đình mà còn giúp dân bản không phải mang nông sản đi xay xát ở trung tâm xã như trước kia.

Khu đất nương bạc màu trước đây được cải tạo lại thành trang trại nhỏ chăn nuôi trâu sinh sản, lợn thịt, ao thả cá. Những kiến thức sản xuất, chăn nuôi thu thập được qua các đợt tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư do xã, huyện tổ chức được ông áp dụng triệt để. Đó là việc tiêm các loại vắcxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng vào các đợt giao mùa; vệ sinh chuồng trại thường xuyên; chủ động che chắn phòng chống rét, dự trữ thức ăn trong mùa đông do đó đàn gia súc ít khi xảy ra bệnh dịch. Khi chúng tôi tới thăm, đàn lợn hơn chục con của gia đình ông chuẩn bị xuất chuồng, đàn trâu 9 con béo khỏe. Được biết mỗi năm gia đình ông bán ra thị trường gần 1 tấn lợn thịt, 2 – 3 nghé con.

Tận dụng nguồn nước ông đào ao thả cá với diện tích mặt nước rộng  1.000m2 thả các loại cá: chép, rôphi, trắm… không chỉ giúp gia đình cải thiện đời sống, hàng năm còn thu lãi 5 – 7 triệu từ tiền bán cá. Chủ động nguồn nước ra vào ao kết hợp giữa thức ăn sơ với thức ăn tinh gồm các sản phẩm: ngô, khoai, sắn, cám gạo được nấu chín nên cá ao của gia đình ông Ngan ít khi xảy ra dịch bệnh, có sức sinh trưởng, phát triển tốt.

Từ tiền lãi trong chăn nuôi, ông trích một phần mua máy xay xát phục vụ nhu cầu của bà con trong bản, trong đó quy đổi tiền công thành cám ngô cám gạo phục vụ chăn nuôi.

Là một trong những hộ đầu tiên ở bản Chù Lìn từ bỏ tập quán đốt nương làm rẫy sang thâm canh lúa nước, ông Ngan còn vận động dân bản khai hoang ruộng nước để tận dụng nguồn nước từ thủy lợi Nậm Pé. Hiện nay cả bản có hơn 66ha lúa nước, bà con đã đưa các giống lúa mới có sản lượng, năng suất cao: khang dân, nhị ưu, bắc thơm… vào gieo cấy đại trà và mùa vàng nối tiếp, người Dao bản Chu Lìn ngày thêm no ấm.

Vụ đông xuân năm nay, do thiếu nước sản xuất, ông bàn với bà con trong bản đưa cây màu vụ đông, rau xanh vào trồng dưới chân ruộng một vụ trên diện tích hơn 1ha. Lời nói gắn với việc làm, chứng minh bằng kết quả lao động sản xuất ông Ngan đã cùng người Dao ở bản Chu Lìn dần từ bỏ tập quán làm nương, làm quen với lúa nước và hoa màu vụ đông theo hướng thâm canh.

Khi thấy thảo quả có hiệu quả kinh tế, ông bàn với gia đình đầu tư trồng hơn 2ha thảo quả, tính đến nay nương thảo quả của gia đình ông đã cho thu hoạch được 5 vụ, mỗi vụ bình quân thu hơn 30 triệu đồng. Ngoài ra còn nhận khoanh nuôi 2ha rừng phòng hộ.

Với thu nhập 60 – 70 triệu đồng/năm, ông Ngan không chỉ là điển hình trong lao động sản xuất mà điều đáng ghi nhận hơn là đã luôn gương mẫu nêu gương sáng trong cộng đồng dân cư, phát huy vai trò già làng như bóng cả của bản Chù Lìn trên đèo Giang Ma heo hút gió.

 

Bùi Chiến

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...