Thứ tư, 15/05/2024, 08:47 [GMT+7]

Hướng tới Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013)

Thứ ba, 04/06/2013 - 13:52'
Kỳ I: Hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc, ý thức tự giác, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ số báo này Báo Lai Châu mở chuyên mục “Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2013)”.

1. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 19/12/1946 toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đứng trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn của đất nước, chống thù trong, giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng cho kháng chiến và kiến quốc. Chỉ thị nêu rõ: “Nước nhà đang kháng chiến và kiến quốc, mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”. Để triển khai Chỉ thị này, nhân dịp toàn quốc kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc: Động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ diệt giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đem hết sức mình, tham gia kháng chiến, kiến quốc, đưa đất nước vượt qua thời điểm đầy gian nguy, bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ, xóa được nạn đói, nạn dốt. Từ những kết quả bước đầu đó, phong trào thi đua ái quốc được tiếp thêm sức mạnh, ngày càng phát triển, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Mục đích, ý nghĩa của Ngày Truyền thống thi đua yêu nước (11/6 hàng năm)

Nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua thường xuyên, sôi nổi, rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ngày 4/3/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hàng năm là Ngày truyền thống thi đua yêu nước.

Đây là dịp để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, gắn với việc triển khai sâu rộng và có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác tổ chức, vận động và hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, tác dụng to lớn của thi đua yêu nước đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam; nhận thức sâu sắc vai trò của thi đua yêu nước là động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng.

Khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng, lòng tự hào dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giữ gìn và phát huy truyền thống quý báo đó của dân tộc; củng cố và phát triển phong trào thi đua yêu nước ngày càng sâu, rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, dân tộc, đất nước.

Phát huy, bồi dưỡng, nhân rộng và biểu dương các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, đẩy lùi tiêu cực.

 

B.T (theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – còn nữa)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...
Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...