Thứ bảy, 04/05/2024, 16:38 [GMT+7]

Cước viễn thông di động có thể giảm nữa?

Thứ năm, 30/09/2010 - 09:45'
Một số chuyên gia viễn thông cho rằng mức cước viễn thông di động ở VN vẫn khá cao, trong thời gian tới mức cước này còn có thể giảm nữa. Tuy nhiên, đại diện các DN viễn thông lại cho rằng nếu giảm cước nữa, thị trường viễn thông VN có thể đổ vỡ. Vậy quan điểm nào là đúng?

  Cước viễn thông: Có xảy ra cuộc chiến?

Cước viễn thông cao hay thấp?

Đề xuất từ cuối năm 2009, thế nhưng phải đợi đến tận đầu tháng 8.2010, các nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone và MobiFone mới được giảm cước. Theo sự chấp thuận của Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT) thì mức cước được giảm là từ 10% - 15% tương ứng với các gói cước khác nhau. Với đợt giảm cước này, viễn thông di động tiếp tục là lĩnh vực đi đầu trong việc giảm giá dịch vụ, đồng thời đưa mức cước xuống dưới 1.000đ/phút.

Người tiêu dùng - nhất là người có thu nhập thấp - đang đòi hỏi doanh nghiệp viễn thông chia sẻ gánh nặng giá cước. 	Ảnh: P.V
Người tiêu dùng - nhất là người có thu nhập thấp - đang đòi hỏi doanh nghiệp viễn thông chia sẻ gánh nặng giá cước.

Mức cước cụ thể được đa số các mạng di động áp dụng hiện nay đã dưới 900đ/phút. Chỉ có một số mạng di động mới ra đời và mạng di động nhỏ là có mức cước hơn 1.000đ/phút. Tuy nhiên trên thực tế, các mạng này lại phải liên tục chạy đua khuyến mãi. Vì thế có thể nói là mức cước viễn thông di động ở VN đã được duy trì phổ biến ở mức dưới 1.000đ/phút. Các chuyên gia viễn thông và các nhà mạng cho rằng, mức cước này đã khá rẻ so với thị trường mới như VN.

Tuy nhiên mới đây tại một hội thảo về cước viễn thông di động, Tổ chức Frost & Sullivan cho rằng cước di động của VN vẫn ở mức cao so với một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng. Các chuyên gia của tổ chức này cũng cho rằng trong thời gian tới, mức cước di động tại VN có thể giảm thêm khoảng 15% nữa.

Theo các chuyên gia của tổ chức này thì hiện nay, mức cước di động của các nước có điều kiện tương đồng với VN phổ biến ở mức dưới 1 cent/phút - tức là chỉ khoảng 200đ/phút. Trong khi đó ở VN, mức cước phổ biến ở mức hơn 4 cent - khoảng hơn 800đ/phút.

Mặc dù cho rằng các mạng di động VN đang ở giai đoạn phát triển, cần có sự đầu tư và tái đầu tư, song các chuyên gia cho rằng việc giữ mức cước viễn thông di động cao sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận dịch vụ của vùng nông thôn và người dân - đối tượng đông đảo tại VN. Bên cạnh đó, việc duy trì mức cước cao đã khiến cho lưu lượng cuộc gọi cũng trở nên thấp hơn - điều này hình thành rào cản thông tin.

Cụ thể tại VN, số lượng phút gọi bình quân của mỗi người dân đạt thấp chỉ khoảng 15 phút/tháng, trong khi con số này là từ 250 - 400 phút/tháng ở các nước có điều kiện tương đồng với VN.

Giảm được nữa không?

Các chuyên gia viễn thông nhận định: Mặc dù giữ mức cước phổ biến ở mức cao, song các nhà mạng liên tục phải chạy đua khuyến mãi. Khi đó, thực chất mức cước đã được giảm hơn. Thế nhưng đây lại là vấn đề nghịch lý. Bởi lẽ cước khuyến mãi đa số chỉ áp dụng cho thuê bao mới.

Vì thế, số đông người thu nhập thấp, muốn hưởng mức cước thấp buộc phải chạy theo khuyến mãi. Đây là lý do vì sao lượng thuê bao ảo rất cao, nhưng tăng trưởng thuê bao lại không bền vững. Bên cạnh đó, khách hàng là thuê bao trả sau lại bị phân biệt đối xử và luôn phải chịu mức cước cao.

Đồng thuận quan điểm này, các chuyên gia của Frost & Sullivan cho rằng cùng với việc có thể giảm cước, DN di động VN cần đưa ra những mô hình kinh doanh mới tập trung vào nhiều phân lớp khách hàng. Bên cạnh đó, các mô hình kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng để đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu khách hàng.

Tuy nhiên, đại diện các DN di động VN lại có quan điểm trái ngược. Còn nhớ vào thời điểm Beeline ra đời và tung ra mức cước thấp, chính các mạng di động đại gia từng lo sợ “phá vỡ cấu trúc thị trường”. Trước quan điểm cần giảm giá cước, một số DN viễn thông cho rằng không nên lấy những thị trường đó để so sánh với thị trường VN. Lý do là ở những quốc gia có mức cước di động thấp thì hầu hết thị trường đã bị đổ vỡ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ Viettel - cho rằng, nếu giảm mạnh nữa, thị trường VN cũng có thể sẽ bắt đầu đổ vỡ. Đồng thuận quan điểm này, các mạng khác cũng cho rằng cước di động rẻ đang giết chết dịch vụ điện thoại cố định. Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho rằng việc các mạng liên tục cuộc chiến giảm cước sẽ càng bất lợi cho mạng di động nhỏ và cho cả thị trường.

Tuy nhiên, số đông ý kiến cho rằng chỉ cần nhìn vào doanh thu khổng lồ, lợi nhuận khổng lồ mà các mạng di động VN có được sau mỗi năm cũng đủ thấy các DN này đã thu lợi nhiều đến mức nào. Đó cũng là lý do chính đáng cho thấy việc chia sẻ gánh nặng cước viễn thông di động với người dùng là cần thiết.

 

Theo Lao Động

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...