Thứ ba, 14/05/2024, 15:26 [GMT+7]

Triển vọng nghề nuôi chim bồ câu ở Lào Cai

Thứ ba, 15/03/2011 - 15:56'
Vài năm gần đây, trên địa bàn Lào Cai xuất hiện ngày càng nhiều gia đình nâng cao thu nhập bằng nghề nuôi chim bồ câu. Mới đây, chúng tôi có dịp ghé thăm một hộ gia đình phát triển hiệu quả mô hình kinh tế mới này.

 Hiện ra trước mắt chúng tôi là ngôi nhà xây với khuôn viên rộng rãi nằm bình yên dưới những tán cây xanh mát và bình yên hơn nữa mỗi khi hoàng hôn xuống, đàn bồ câu đi kiếm ăn về đậu trắng cả mái lợp proximăng. Bà con ở tổ 2, thị trấn Bát Xát ai cũng biết gia đình ông Nguyễn Văn Quýnh, một cựu chiến binh gương mẫu, nhưng lại ngạc nhiên trước ý tưởng nuôi chim bồ câu phát triển kinh tế của ông.

Chăm sóc chim non.

Ông Nguyễn Văn Quýnh sinh năm 1945, quê ở Bình Lục - Hà Nam, tham gia quân ngũ từ năm 1967. Sau khi rời quân ngũ, người cựu chiến binh luôn nung nấu ý tưởng phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của gia đình. Nghề nuôi chim bồ câu vẫn còn hoàn toàn mới ở Bát Xát, nhưng từ cách đây nhiều năm đã được ông mạnh dạn làm thử đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, ông chỉ có một chiếc chuồng nhỏ với hai đôi bồ câu giống. Đến nay, đàn chim của gia đình chỉ tính chim bố mẹ cũng có hơn một trăm con đậu rợp nóc nhà.

Chia sẻ với tôi về kinh nghiệm nuôi bồ câu, ông cho biết: Kĩ thuật nuôi không khó, quan trọng là sự cẩn thận, tỉ mỉ. Bồ câu giống cần chọn đôi chim to khỏe. Chuồng đóng khung gỗ, ốp cót ép bên ngoài, chia làm nhiều ngăn sao cho đủ rộng để mỗi đôi chim ở một ngăn. Chuồng chim nên đặt ở vị trí cao, hướng ra một không gian rộng, thoáng đãng, tốt nhất là hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam. Bên trong chuồng lót ổ rơm cho chim ngủ và đẻ ấp. Thức ăn chủ yếu của chim là thóc gạo, ngô nghiền, muối hạt. Bồ câu là giống chim ưa sạch sẽ nên phải vệ sinh chuồng trại, nước uống, nước tắm cho chim thường xuyên. Để giống chim ngày càng chất lượng, cần nhập chim tốt ở nơi khác về cho phối giống cải tạo gien.

Cho bồ câu ăn.

Nuôi chim bồ câu là một nghề đem lại thu nhập khá cho gia đình. Mỗi đôi chim thịt trọng lượng khoảng 1,1 kg, giá hiện nay là 80.000 đồng. Chim giống là 120.000 đồng/đôi. Được biết, thịt chim bồ câu là một món ăn đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao nên đang được ưa chuộng trên thị trường. Từ khi trứng nở cho đến khi bán được chỉ khoảng 40 ngày. Trung bình mỗi tháng, ông Quýnh bán trên dưới 25 đôi bồ câu, thu về khoảng 3 triệu đồng. Như vậy, nhẩm tính mỗi năm số tiền từ nuôi bồ câu, trừ chi phí  còn được hơn 30 triệu đồng. Trước đây, người ta chỉ nuôi một vài đôi bồ câu làm cảnh, ít ai nghĩ rằng đây lại là một mặt hàng có giá trị kinh tế, nên ở thị trấn Bát Xát, ông Quýnh là người đầu tiên phát triển có hiệu quả mô hình này. Đến nay, ông đã cung cấp giống bồ câu và phổ biến kĩ thuật nuôi chim cho nhiều người. Nuôi bồ câu đang dần trở thành một nghề được nhiều gia đình làm theo. Cùng tôi đi thăm đàn bồ câu của nhà ông Quýnh, anh Hội (xã A Mú Sung) cho biết: Nhà tôi nuôi bồ câu từ năm 1999, nay đàn chim đã có hơn 20 đôi. Theo tôi, đây là một nghề mới góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả mà bà con nên áp dụng.

 

 

Theo Báo Lào Cai

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...
Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...