Thứ tư, 15/05/2024, 09:50 [GMT+7]

Nga dọa triển khai tên lửa ở châu Âu

Thứ sáu, 25/11/2011 - 08:37'
Tổng thống Nga hôm qua đe dọa sẽ triển khai hệ thống tên lửa ở cửa ngõ châu Âu nhằm chống lại hệ thống phòng thủ của Mỹ. Tuy nhiên, Washington khẳng định sẽ tiếp tục kế hoạch.
Một binh sĩ Nga đứng gác trước các bệ phóng tên lửa Iskander. Ảnh: AFP

Hôm qua, trong một bài phát biểu trên truyền hình, sử dụng những từ ngữ ám chỉ đến Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Medvedev tuyên bố Nga sẽ triển khai các tên lửa Iskander có tầm bắn 500 km ở Kaliningrad, giáp biên giới với các thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Ba Lan và Lithuania. Động thái này nhằm đáp trả việc Mỹ tiếp tục theo đuổi hệ thống tên lửa phòng thủ ở châu Âu.

Ông Medvedev cho biết hệ thống vũ khí cũng có thể được triển khai ở miền nam, gần Georgia và thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cảnh báo "hệ thống vũ khí hiện đại của Liên bang Nga hoàn toàn có thể vượt mặt các hệ thống tên lửa và những đầu đạn hiệu quả cao của Mỹ".

Theo AFP, tổng thống Nga cũng yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng "ngay lập tức" lắp đặt hệ thống radar ở Kaliningrad để sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công bằng tên lửa có thể xảy ra.

Sau lời đe dọa trên của tổng thống Nga, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tại Washington khẳng định sẽ không có bất cứ hạn chế hay thay đổi nào trong kế hoạch triển khai tên lửa phòng thủ ở châu Âu.

"Mỹ đã rất cởi mở và minh bạch với Nga về những kế hoạch ở châu Âu. Đây là sự phản ảnh mối đe dọa ngày càng lớn từ Iran đối với các đồng minh của chúng tôi và chúng tôi cam kết phải ngăn chặn", ông Tommy Vietor nói. "Hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không phải và không thể đe dọa đến Nga".

Tại Brussels, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen bày tỏ nỗi thất vọng trước phát ngôn của ông Medvedev.

"Động thái của Nga sẽ làm gợi nhớ đến quá khứ và là không phù hợp với mối quan hệ chiến lược mà NATO và Nga đã xây dựng trên tinh thần đối thoại", ông nói.

Trong bài phát biểu, tổng thống Nga cũng dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) vừa ký kết với Mỹ hồi tháng 4 năm ngoái. Hiệp ước được Tổng thống Barack Obama miêu tả là thoả thuận quan trọng nhất trong gần hai thập niên, do đó nếu Nga rút khỏi START thì sẽ là một đòn giáng mạnh vào quan hệ giữa hai nước.

Washington muốn hoàn thành một hệ thống lá chắn tên lửa vào năm 2020. Nước này đã lắp đặt một phần hệ thống ở Romania và Ba Lan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng ý lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm ở một căn cứ quân sự phía đông nam như một phần của hệ thống tên lửa phòng thủ này. Tuy nhiên, Moscow coi ý tưởng này của Mỹ là một mối đe dọa đối với sức mạnh hạt nhân của mình.

Kế hoạch này dưới thời Tổng thống Bush đã bị Nga phản đối gay gắt. Khi ông Obama lên nắm quyền, tham vọng lá chắn tên lửa của Mỹ đã giảm bớt nhưng Moscow chưa hài lòng vì cho rằng các kế hoạch dù được sửa đổi vẫn có thể đe doạ các lợi ích của Nga

Theo vnexpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...
Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...