Thứ sáu, 17/05/2024, 13:27 [GMT+7]

Độc đáo tết Hà Nhì

Thứ tư, 16/11/2011 - 15:45'
(BLC) - Sự độc đáo trong văn hóa truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè được thể hiện rất đậm nét trong tết đầu năm mới “Hồ Sự Chà”.

Người Hà Nhì ăn tết 2 lần. Lần thứ nhất là tết tất niên, bắt đầu vào ngày con Rồng đầu tiên của tháng con Chuột; kéo dài trong 5 ngày và kết thúc vào ngày con Khỉ (thường là vào tháng 11 dương lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong). Trong lần ăn tết thứ nhất nhà nào cũng chỉ mổ lợn và làm bánh dày để cũng tổ tiên. Riêng sáng ngày tết thứ 3 (tức là ngày con Dê) thì mọi nhà đều mổ gà để cúng trời.

Lần ăn tết thứ hai bắt đầu vào ngày con Rồng tiếp theo, khi ấy mới chính thức bước vào năm mới. Ở lần ăn tết thứ hai, người Hà nhì chỉ mổ gà và làm bánh trôi để cúng tổ tiên. Thời gian của lần ăn tết thứ 2 này kéo dài 3 ngày.

Trong những ngày tết, mọi người đều chúc tụng nhau mong cho một năm mới có nhiều may mắn. Không khí và mọi hoạt động của ngày tết cũng tưng bừng, nhộn nhịp mang  đậm sắc màu truyền thống rất riêng, rất Hà Nhì.

Dù hiện nay cuộc sống của người Hà Nhì bị ảnh hưởng nhiều bởi sự du nhập của những nền văn hoá khác. Tuy nhiên, phong tục tập quán và những nét văn hóa truyền thống trong tết Hồ Sự Chà vẫn được gìn giữ với những nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn.

Dưới đây là một số hình ảnh trong tết Hồ Sự Chà của người Hà Nhì ở Mường Tè:

  

Bánh dày là món không thể thiếu trong ngày tết của người Hà Nhì và cũng là lễ vật cũng tổ tiên vào đầu giờ sáng ngày tết đầu tiên. Làm bánh dày rất nhiều công đoạn vì vậy phụ nữ Hà Nhì phải thức dậy từ dất sớm để chuẩn bị.

Sau khi cúng bánh dày xong, mọi người tập trung mổ lợn để ăn tết. Nhà nào mổ lợn to chứng tỏ nhà đó năm vừa qua làm ăn được, mùa màng bội thu.

Việc đầu tiên sau khi lợn được mổ là lấy lá gan để xem. Người Hà Nhì cho rằng lá gan sẽ cho thấy vận hạn của tới. Nếu lá gan có mầu đỏ sẫm tức là năm tới gặp rất nhiều may mắn. Còn nếu trong lá gan có vết như vết sẹo hoặc có những vết tụ máu đen ở mật tức là năm đó gia đình có chuyện không may.

   

Việc cúng tổ tiên trong ngày tết của người Hà Nhì là do phu nữ đảm nhiệm. Bàn thờ bên nội của người Hà Nhì được đặt ngay bên trên đầu giường ngủ của vợ chồng chủ nhà. Còn bàn thờ bên ngoại được đặt ở góc bếp. Ban thờ chỉ là một chiếc giỏ đan bằng tre rất nhỏ hoặc 1 chiếc que cắm vào vách tường.

Không cứ người dân trong bản, kể cả người nơi khác, ngày tết mọi người đều có thể đến thăm, chúc tết, cùng nhau ăn uống và chúc tụng cho nhau một năm mới may mắn, mạnh khỏe.

Múa Hà Nhì - một tiết mục văn nghệ thường gặp trong các ngày lễ, tết, cưới hỏi của người Hà Nhì.

Đông đảo người dân trong trang phục sặc sỡ sắc mầu, vui vẻ reo hò, cổ vũ cho các diễn viên quần chúng sau mỗi tiết mục văn nghệ.

Lâm Trần

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...