Chủ nhật, 19/05/2024, 20:16 [GMT+7]

Ngày hội Trung thu năm nay có gì đặc biệt?

Thứ sáu, 09/09/2011 - 15:02'
Tết Trung thu đang đến gần, dịp này cũng là thời điểm nhiều sự kiện, lễ hội dành cho thiếu nhi được tổ chức mang đến các không gian vui chơi, nhiều tiếng cười cho trẻ nhỏ. Năm nay, không khí Trung thu còn được nhân rộng trong cộng đồng với nhiều hoạt động hướng về biển đảo, hướng về những trẻ em có hòan cảnh khó khăn. 

Ngày Tết Trung thu là dịp để các em nhỏ được vui chơi, rước đèn, phá cỗ trông trăng

* Để tiếng cười trẻ thơ bay xa mãi

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung Thu, mọi tình cảm yêu thương, hành động của người lớn đều hướng tới trẻ em với mong muốn con em mình có được một không gian vui chơi ấm cúng, ý nghĩa, tràn ngập tiếng cười. 

Khác với mọi năm, mùa Trung thu năm nay bên cạnh những hoạt động vui chơi giải trí, nhiều chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi hướng tới vùng biển đảo của tổ quốc. Các em nhỏ thêm hiểu hơn không khí đón Trung thu ở miền biển đảo xa xôi, hiểu hơn công việc của những người lĩnh biển ngày đêm vững tay súng bảo vệ biên cương tổ quốc. 

Chương trình “Trung thu kết nối yêu thương hướng về biển đảo Tổ quốc” diễn ra vào ngày 8/9 do Liên đoàn xiếc Việt Nam kết hợp với Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Hải Quân là một trong những chương trình đầy ý nghĩa trong Tết Trung thu năm nay. Gần 1000 em thiếu nhi đã tham gia chương trình, gửi gắm tình cảm yêu thương, chia sẻ những khó khăn vất vả mà các anh bộ đội ở nơi biển đảo xa xôi đang đối mặt. 

Nhiều hoạt động mang tính từ thiện đã mang đến nhiều tiếng cười cho các em nhỏ ở vùng sâu, xa (ảnh minh họa)

Xoay quanh chủ đề về biển đảo, Bảo tàng Dân tộc học cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng công chúng đặc biệt là các em nhỏ vào việc tìm hiểu về biển đảo và một số khía cạnh văn hoá ở vùng biển đảo nước ta, như: hát bả trạo, trò chơi ở vùng duyên hải, đi cà kheo như người miền biển, tập đan lưới bắt cá... Đây là lần đầu tiên Bảo tàng DTHVN tổ chức chương trình hoạt động liên quan đến biển đảo nhân dịp Trung thu. Chương trình này diễn ra từ ngày 10 – 12/9 (tức 13 – 15/8 âm lịch). 

Cùng với những chương trình vui Tết Trung thu hướng về biển đạo, nhiều chương trình nghệ thuật gây quỹ từ thiện cũng diễn ra với mục đích xã hội sâu sắc, mang tiếng cười đến những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi. 1 tuần trước khi Tết Trung thu diễn ra, Đài PTTH Hà Nội tổ chức đêm nhạc từ thiện “Vầng trăng cho em” tại huyện Mê Linh, Hà Nội với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như hoa hậu Ngọc Hân, danh hài Xuân Bắc, ca sĩ Mỹ Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Đinh Mạnh Ninh, Bảo Thy... BTC đã trao 300 phần quà cho các em thiếu nhi gia đình có hòan cảnh khó khăn. 

Vào 20h ngày 11/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội là chương trình “Vầng trăng cổ tích” với sự chung tay của cộng đồng đối với những mảnh đời bất hạnh. Chương trình gồm 2 phần "Phá cỗ trông trăng" và "Vầng trăng cổ tích". Bên cạnh các hoạt động văn nghệ, BTC chương trình sẽ hỗ trợ kinh phí cho 8 em mổ tim bẩm sinh cùng 100 suất học bổng và hàng nghìn suất quà, đồ dùng học tập… cho trẻ em khó khăn nhân với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

Cũng với mục đích tốt đẹp này, một nhóm nhà báo Hà Nội đã cùng các nghệ sĩ thực hiện một chương trình “Ngày hạnh phúc” để gây quỹ từ thiện, trao những món quà Trung thu ý nghĩa đến những em nhỏ bị bệnh nặng tại Bệnh viên Nhi Trung ương. Chương trình thu hút nhiều sự tham gia của các nghệ sĩ Hà Nội, dự kiến sẽ diễn ra một đêm nghệ thuật vào ngày 10/9. Tuy nhiên, sự kiện này trùng với hoạt động để tang Nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công nên đêm nghệ thuật hoãn lại nhưng các nghệ sĩ và nhà báo Hà Nội vẫn tổ chức đến Bệnh viện Nhi Trung ương Trao quà từ thiện cho các em nhỏ nơi đây.

* Nhiều không gian vui chơi ý nghĩa

Như mọi năm, cứ vào mỗi dịp Tết Trung thu, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức. 


 

Nhiều đồ chơi trẻ em được bày bán tại khu phố cổ Hà Nội

Địa điểm quen thuộc - Khu phố cổ Hà Nội, Lễ hội Trung thu phố cổ năm nay được khai mạc khá sớm từ ngày 29/9 (tức 1/8 âm lịch). Nhiều địa điểm trong khu phố như đình Kim Ngân, Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây… tổ chức trưng bày mâm cỗ truyền thống và tổ chức phá cỗ Trung thu cho thiếu nhi, trưng bày, biểu diễn nghệ thuật nặn tò he, làm tàu thủy bằng sắt tây, làm đèn ông sao, ông sư, con thỏ, tiến sỹ giấy, mặt nạ truyền thống, hiện đại bằng các chất liệu khác nhau… Ngoài ra, nhiều hoạt động đan xen ở các khu phố chính như Hàng Ngang, Hàng Đão, Hàng Mã… là hoạt động trưng bày và bán các đồ chơi trung thu. Đến đúng ngày rằm (11/9), tại địa điểm chợ Đồng Xuân diễn ra hoạt động múa lân, múa sư tử. Đây là những hoạt động truyền thống diễn ra hàng năm nhưng luôn thu hút các em thiếu nhi.

Tại một địa điểm khác của Hà Nội, Lễ hội Trung thu cũng được tổ chức hòanh tráng và bài bản từ ngày 9 – 12/9, do Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư) và Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức. Theo đó, nhiều hoạt động Trung thu rộn ràng sắc màu sẽ diễn ra tại đây như: Triển lãm “Trung thu với đồ chơi dân gian Việt Nam”; Lễ hội rước đèn Trung thu “Lễ hội đêm rằm” (10/9) kéo dài từ phố Lê Đại Hành – Đại Cồ Việt rồi về đến Hoa Lư; Lễ hội múa lân, sư tử (14h ngày 10/9)… Điểm nhấn của Lễ hội năm nay, đó là các em thiếu nhi sẽ được chiêm ngưỡng một chiếc đèn kéo quân khổng lồ đang được đề nghị ghi vào kỷ lục guiness Việt Nam với chiều cao 3m17, ngang 2m17 do các nghệ nhân xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ (Hà Nội).

Công viên nước Hồ Tây là một trong những nơi vui chơi dành cho thiếu nhi Hà Nội từ nhiều năm nay cũng lên môt chương trình đón Trung thu hấp dẫn. Các em nhỏ không chỉ được hòa mình trong không khí Trung thu sôi động, ấn tượng, đầy màu sắc mà còn được xem một chương trình nghệ thuật “Vầng trăng cười với bé thơ (diễn ra trong 3 ngày 10,11,12/9/2011) với nhiều tiết mục xiếc thú, hề, ảo thuật, thiểu phậm, hội chợ và giao lưu với các nghệ sĩ hài mà các em yêu thích là Xuân Bắc – Minh Vượng.

Liên hoan múa rồng, múa lân được tổ chức trong Tết Trung thu năm nay

Nếu như các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi muốn hướng về truyền thống, tham gia vào những trò chơi dân gian ngày xưa thì Bảo tàng Dân tộc học là một địa điểm tổ chức thường xuyên. Bên cạnh những chương trình hướng về biển đảo, từ ngày 10 – 12/9 các em thiếu nhi có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi khác như làm đồ chơi (các loại đèn Trung thu, ông tiến sỹ giấy...); chơi trò chơi dân gian (đi cà kheo, đi goòng, kéo co, nhảy bao bố...); làm bánh nướng, bánh dẻo, làm cốm theo phương pháp truyền thống; biểu diễn rối nước, múa lân sư rồng… 

Tết Trung thu là Tết của thiếu nhi, vì lẽ đó, không thể thiếu được những chương trình nghệ thuật mà đối tượng chính là các em. Nắm bắt tâm lý của các em thiếu nhi, nhiều đơn vị nhà hát trên địa bàn Hà Nội cũng rộn ràng thực hiện các vở diễn thiếu nhi với những câu chuyện cổ tích đã rất quen thuộc với các em. Nếu như Nhà hát múa rối Trung ương ra mắt vởi rối “Aladin và cây đèn thần” kết hơp giữa rối que, rối sân khấu đen, rối người… thì Rạp Xiếc Trung ương cũng không bỏ lỡ cơ hội hút khách khi xây dựng vở xiếc “Phù thủy đại chiến bảy chú lùn” (9/9) (phỏng theo truyện “Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn”). 

Các em thiếu nhi sẽ có một cái Tết Trung thu ý nghĩa đầy ắp tiếng cười khi các chương trình dành cho các em được thực hiện chất lượng và giàu tính giáo dục

Ông Vũ Ngoạn Hợp, giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết, chương trình cho thiếu nhi năm nào cũng giống nhau, nhưng năm nay nhà hát quyết định giao cho một đạo diễn trẻ mới ra trường đảm nhiệm là Tô Nhật Huy, với hy vọng rằng đạo diễn sẽ nắm bắt tâm lý trẻ em để xây dựng câu chuyện gần gũi và thân thiện với các em hơn. 

Có thể thấy rằng, hoạt động văn hóa, nghệ thuật giải trí cho thiếu nhi vào mỗi dịp Tết Trung Thu năm nào cũng đầy ắp. Số lượng của các chương trình nhiều là vậy, nhưng chất lượng có được như lời quảng cáo còn phải chờ đến khi chương trình diễn ra mới biết rõ. Hy vọng, mỗi chương trình này sẽ mang đến thế giới tuổi thơ những kỷ niệm ngọt ngào và đầy ắp tiếng cười.

Theo Hanoimoi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...