

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại Huế được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích,
phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. (Ảnh: NGỌC MINH)
Trong đó, “lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích dân tộc” không chỉ là mệnh lệnh đạo đức cách mạng mà còn là thước đo bản lĩnh chính trị, là nền tảng cho mọi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, dám hy sinh cái riêng vì cái chung, hy sinh cái ngắn hạn vì tương lai dài hạn của dân tộc sẽ là một phẩm chất cần thiết, tất yếu để chúng ta vững bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong bất kỳ xã hội nào, sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia luôn là một vấn đề mang tính cốt lõi. Lợi ích cá nhân là động lực tự nhiên của con người trong cuộc sống. Ngược lại, lợi ích quốc gia là yếu tố bao trùm, thể hiện qua sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của một đất nước.
Một quốc gia muốn phát triển bền vững cần tạo được sự hài hòa giữa lợi ích riêng của từng thành viên và lợi ích chung của cộng đồng. Sự cân bằng này không chỉ đảm bảo quyền lợi riêng-chung mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tạo nền tảng xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn và thịnh vượng.
Ý nghĩa của việc đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân
Kể từ khi lập nước, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải đặt lợi ích của cách mạng, lợi ích của Tổ quốc lên trên lợi ích cá nhân. Điều này, được Người giải thích rất rõ trong “Bài nói tại buổi bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính các cơ quan trung ương” như sau: “Mọi người nhận rõ lợi ích chung của dân tộc phát triển và củng cố thì lợi ích riêng của cá nhân mới có thể phát triển và củng cố. Cho nên lợi ích cá nhân ắt phải phục tùng lợi ích của dân tộc, chứ quyết không thể đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc. Đó là một tiến bộ”.
Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Người khẳng định: “Trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội. Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn. Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể”.
Một xã hội mà lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu sẽ tạo ra tinh thần trách nhiệm tập thể, nơi mọi người ý thức rõ rằng, sự phát triển bền vững của quốc gia cũng chính là bảo đảm cho tương lai của bản thân và thế hệ sau. Chẳng hạn, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, các quyết định đòi hỏi sự hy sinh từ mỗi cá nhân vì lợi ích quốc gia, như giảm tiêu thụ năng lượng, bảo vệ nguồn nước hay hạn chế sử dụng nhựa.
Những hành động này, mặc dù có thể làm giảm sự tiện nghi trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, nhưng lại đóng góp vào việc bảo vệ tài nguyên và tương lai cho cả dân tộc. Một quốc gia chỉ có thể mạnh mẽ khi các cá nhân biết vượt qua những khác biệt nhỏ nhặt để cùng nhau đối mặt với thách thức lớn hơn, như phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường hay đảm bảo an ninh quốc gia.
Khi lợi ích quốc gia được đặt lên trên lợi ích cá nhân, trở thành một động lực mạnh mẽ để gắn kết các thành viên trong xã hội, bất kể họ thuộc tầng lớp, dân tộc hay tôn giáo nào. Sự ưu tiên này khuyến khích mọi người cùng hướng tới một mục tiêu chung, thay vì chỉ tập trung vào quyền lợi riêng. Việc đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Khi mỗi cá nhân nhận thức được rằng những đóng góp của mình, dù nhỏ bé, đều góp phần vào sự thịnh vượng và vị thế của đất nước trên trường quốc tế, họ sẽ cảm thấy tự hào về vai trò của mình trong xã hội. Niềm tự hào này không chỉ nuôi dưỡng tình yêu đối với quê hương mà còn tạo nên động lực để các thế hệ kế tiếp tiếp tục cống hiến cho đất nước. Tinh thần trách nhiệm cũng là một khía cạnh quan trọng được hình thành khi cá nhân đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích riêng.
Đối với dân tộc Việt Nam, những cuộc chiến tranh giành độc lập là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần hy sinh vì lợi ích quốc gia. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng triệu người con ưu tú đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống yên bình, từ biệt gia đình để lên đường chiến đấu vì sự tự do của Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là biểu tượng sáng ngời cho sự hy sinh cá nhân vì lợi ích lớn lao của đất nước. Cả cuộc đời Người đã cống hiến cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong Di chúc (1969), Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Không chỉ trong chiến tranh, thời bình cũng có những cá nhân và tập thể cống hiến quên mình vì lợi ích quốc gia.
Thí dụ, trong thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế sau chiến tranh, nhiều người đã tình nguyện làm việc ở những vùng sâu, vùng xa để đưa ánh sáng văn hóa, giáo dục và y tế đến những nơi khó khăn. Các bác sĩ, kỹ sư, giáo viên... chấp nhận hy sinh cơ hội phát triển cá nhân ở những đô thị lớn để phục vụ cộng đồng ở những nơi còn nghèo khó, lạc hậu. Hành động của họ không chỉ cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dân mà còn góp phần tạo nên sự phát triển đồng đều trên toàn quốc.
Những thách thức cần được hóa giải
Việc đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân là một nguyên tắc quan trọng để xây dựng xã hội, những khác biệt về quan điểm, lợi ích và nhận thức giữa cá nhân và tập thể chính là thách thức lớn đối với quá trình thực thi nguyên tắc này. Trong đó, mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích chung là một trong những thách thức nổi bật nhất khi đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi cá nhân trong xã hội đều có những nhu cầu, mong muốn và mục tiêu riêng.
Những lợi ích này không phải lúc nào cũng phù hợp hoặc tương thích với các mục tiêu và chiến lược phát triển quốc gia. Cụ thể như, trong các dự án phát triển hạ tầng lớn như xây dựng đường cao tốc, sân bay hoặc khu công nghiệp, quyền lợi của người dân ở khu vực bị giải tỏa thường bị ảnh hưởng.
Họ có thể mất đất đai, nhà cửa hoặc phải di dời khỏi nơi sinh sống quen thuộc. Dù chính phủ cam kết bồi thường và hỗ trợ tái định cư, nhiều người vẫn cảm thấy thiệt thòi hoặc không hài lòng, dẫn đến mâu thuẫn và phản đối.
Ở góc độ quốc gia, các dự án này là cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống chung. Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, điều này lại mang đến những tác động trực tiếp tới quyền lợi riêng, dẫn đến những xung đột khó tránh khỏi. Hay như, việc áp dụng các chính sách công ích, như tăng thuế để đầu tư vào giáo dục, y tế hoặc bảo vệ môi trường, cũng thường gây ra tranh cãi.
Nhiều người cảm thấy gánh nặng tài chính lớn hơn mà không thấy rõ lợi ích trực tiếp cho bản thân. Điều này cho thấy rằng, để giải quyết mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích chung, cần có sự minh bạch, đối thoại và đồng thuận giữa các bên liên quan. Khi cá nhân hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các chính sách này đối với sự phát triển quốc gia, họ sẽ sẵn lòng hợp tác và chấp nhận những hy sinh cần thiết.
Ý thức cộng đồng cũng là yếu tố quan trọng để mỗi cá nhân hiểu rằng họ không chỉ sống cho bản thân mà còn là một phần của xã hội, nơi mọi hành động đều có ảnh hưởng đến lợi ích chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được điều này.

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 25

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng: Tạo xung lực mới cho hợp tác song phương và đa phương
Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc tại Lai Châu

Phát động đợt thi đua “Đoàn kết hiệp đồng - Lập công dâng Đảng”

Hội đàm hợp tác giữa Sở Công Thương (Lai Châu, Việt Nam) và huyện Kim Bình (Vân Nam, Trung Quốc)

Ban Chỉ đạo 35 Trung ương triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm






