

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo với đoàn giám sát về kết quả đầu tư, quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Công tác lập quy hoạch thủy lợi: UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 06/6/2012 và điều chỉnh Quy hoạch cục bộ tại Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 03/2/2016. Đến nay, toàn tỉnh có 981 công trình, trong đó có: 4 hồ chứa, 977 công trình tưới tự chảy. Số công trình hoạt động tốt 601 công trình chiếm 69,64%; 235 công trình hoạt động trung bình chiếm 27,23%; 27 công trình hoạt động kém chiếm 3,13%; công trình không hoạt động là 0 công trình; công trình chưa kiên cố (công trình tạm) không đánh giá 118 công trình.
Quang cảnh buổi làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổng chiều dài kênh mương 2.174,9km, trong đó có 1.684,7km kiên cố, 490,2km kênh tạm. Tổng diện tích được đảm bảo tưới tiêu, cấp nước từ công trình thủy lợi 26.701,8ha, trong đó 17.973,7ha lúa mùa, 6.792ha lúa chiêm xuân, 1.388,2ha rau màu, 47ha cây ăn quả và 501ha thủy sản. Nguồn kinh phí phân bổ cho việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế do đó một số công trình thủy lợi đã được phê duyệt trong quy hoạch chưa được thực hiện như, các hồ: Phiêng Lúc (Tân Uyên), Nậm Thi (Sơn Bình, Bình Lư), Giang Ma (Tam Đường), Căn Co (Sìn Hồ); thủy lợi Phìn Khò 1 (Mường Tè).
Số công trình được đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 đã đầu tư xây dựng dựng mới 115 công trình, sửa chữa, nâng cấp 1.024 lượt công trình với tổng mức đầu tư khoảng 930 tỷ đồng bằng các nguồn vốn tái định cư thủy điện; WB, sự nghiệp thủy lợi, nông thôn mới, 30a....
Để thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009, trong đó quy định Công ty TNHH MTV Quản lý thủy nông tỉnh, trực tiếp quản lý các công trình có diện tích tưới 50ha, các hồ chứa có chiều cao đập trên 15m, các công trình thủy lợi nằm trên địa bàn 2 xã. Hiện tại Công ty tiếp nhận và đang quản lý 95 công trình (cấp nước tưới vụ đông xuân 72 công trình; vụ mùa 95 công trình) và 2 hồ chứa thủy lợi. Ban thủy lợi xã (do UBND huyện thành lập ở mỗi xã), tổ thủy lợi bản (do UBND xã ký quyết định thành lập) trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi còn lại.
Tại buổi giám sát, các thành viên trong Đoàn đã đề nghị làm rõ việc rà soát đề điều chỉnh quy hoạch; diện tích đang tưới, nguồn kinh phí, có những công trình thực hiện sửa chữa 3, 4 lần/năm; việc đề xuất lập bản đồ giải thửa; việc hướng dẫn UBND huyện sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí; ảnh hưởng của công trình thủy lợi khi xây dựng các công trình thủy điện...
Kết luận tại buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Xuân Thức nêu rõ việc đầu tư các công trình thủy lợi còn chồng chéo về bãi tưới, năng lực tưới thực tế của một số công trình chưa được phát huy, việc phân bổ nguồn lực duy tư, bảo dưỡng công trình còn hạn chế. Đồng chí đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án hạ tầng thủy lợi gắn với xây dựng vùng sản xuất tập trung. Đặc biệt, xem xét tích hợp hệ thống thủy lợi theo vùng để giao quản lý cho phù hợp. Sớm đề xuất phân bổ kinh phí xây dựng bản đồ giải thửa để thuận tiện trong quản lý, khai thác các công trình thủy lợi...

Hướng phát triển kinh tế mới

Tăng gần 200 đồng/lít, giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững

Ưu tiên nguồn lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng

Công ty Điện lực Lai Châu thành lập các đội quản lý khu vực

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất







