

Những giọt mồ hôi lăn dài trên má người nông dân – công nhân trồng cao su trong cái nắng oi ả của cuối hè. Sau 5 năm cây cao su bén rễ trên các bản làng vùng cao ở các huyện biên giới Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 9.000 ha cây cao su đang phát triển xanh tốt.
Cây cao su đã góp phần giúp tỉnh thực hiện điều chỉnh cơ cấu lao động, tạo lập được các vùng sản xuất hàng hóa và thay đổi cơ bản tập quán canh tác của người nông dân. Gần 1.600 người nông dân địa phương đã được tuyển vào làm công nhân tại các công ty cao su, với việc làm và thu nhập ổn định.
Cây cao su đã thực sự trở thành bước đột phát trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vùng cao, phát triển kinh tế ở các huyện vùng biên. Cây cao su phát triển đến đâu, kéo theo nó là cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng đến đó, góp phần đưa các bản nghèo tiến lên xây dựng nông thôn mới.
Một số hình ảnh được phóng viên Laichâu Online ghi lại:
Đưa cây giống đến điểm tập kết trồng cao su.
Từ nông dân đồng bào các dân tộc: Thái, Mông, Lự, Dao... giờ đã trở thành công nhân.
Chuẩn bị phân bón cho mùa cao su trồng mới.
Nỗ lực đảm bảo kế hoạch trồng mới cây cao su.
Phun thuốc phòng bệnh cho cây cao su.
Cao su góp phần đổi thay bản làng vùng cao.
Tin đọc nhiều

Xã Bản Bo: Nỗ lực ''cán đích'' nông thôn mới nâng cao
Cuộc sống đổi thay từ nông thôn mới

Sà Dề Phìn nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Họp Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Nậm Nhùn
Nậm Hàng giúp dân làm nhà

Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại xã Nậm Chà

Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

Gieo mầm cho một tương lai bền vững







