

P.V: Xin đồng chí cho biết thực trạng tội phạm ma túy ở tỉnh ta hiện nay, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này? Nguyên nhân dẫn đến phạm tội ma túy?
Đại tá Phạm Hải Đăng: Lai Châu là một trong những địa bàn phức tạp về ma tuý trong khu vực Tây Bắc. Đây vừa là địa bàn tiêu thụ, vừa là địa bàn trung chuyển ma túy từ khu vực Tam Giác Vàng vào Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có những điểm “nóng” về tội phạm ma túy nhưng lực lượng Công an đã xác định và lập hồ sơ một số khu vực trọng điểm. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, biện pháp nghiệp vụ còn gặp nhiều khó khăn.
Các phương thức hoạt động của tội phạm ma túy rất tinh vi, thay đổi liên tục để đối phó với cơ quan chức năng. Có thể kể đến như: Sử dụng đường bộ, đường sông, xuyên rừng để tránh việc kiểm soát của lực lượng chức năng, lợi dụng phương tiện vận tải thuê, ký gửi hàng hóa... Hình thành các đường dây hoạt động khép kín trong gia đình, dòng họ, thân tộc; thuê các đối tượng nghiện, người nhiễm HIV là “tay chân” đi giao ma túy... Khi bị phát hiện, truy bắt, các đối tượng luôn sẵn sàng chống trả và tìm mọi cách để tẩu thoát, tẩu tán vật chứng. Khi giao dịch ma túy các đối tượng kiểm tra đối tác hết sức chặt chẽ, nếu phát hiện dấu hiệu nghi vấn sẽ hủy giao dịch ngay.
Đại tá Phạm Hải Đăng (người đội mũ) chỉ đạo chuyên án.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phạm tội ma túy, thứ nhất Lai Châu giáp với các tỉnh: Điện Biên, Sơn La là các tỉnh tội phạm ma túy móc nối với các đối tượng người nước ngoài hoạt động phạm tội về ma túy rất lớn và phức tạp. Thứ hai, do lợi nhuận của việc mua bán ma túy cộng với một số đối tượng do điều kiện kinh tế khó khăn, hạn chế về nhận thức dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Thứ ba, hiện nay nhiều chủng loại ma túy mới xuất hiện, hình thức sử dụng đơn giản, nhanh chóng cộng với tâm lý đua đòi thể hiện trong lớp trẻ.
P.V: Năm 2021 và những tháng đầu năm nay, lực lượng Công an tỉnh đã triệt phá nhiều vụ án về ma túy. Đồng chí cho biết rõ hơn những chiến công, vụ án tiêu biểu và kinh nghiệm phá án?
Đại tá Phạm Hải Đăng: Trong năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, lực lượng phòng chống ma túy tỉnh Lai Châu đã phát hiện bắt, giữ 707 vụ, 821 đối tượng, thu 51,7kg hêrôin, 11kg thuốc phiện, 59,1kg ma túy tổng hợp. Trong đó phá được rất nhiều chuyên án tiêu biểu, cụ thể như: Chuyên án 221D; chuyên án 421H...
Qua nhiều lần tác chiến, chúng tôi nhận thấy rằng để phát huy hiệu quả công tác phòng chống tội phạm ma túy, cần phải phối hợp chặt chẽ với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an các tỉnh giáp ranh xác lập các chuyên án đấu tranh với với những đường dây, nhóm đối tượng mang tính chất xuyên quốc gia, liên tỉnh. Rà soát, sàng lọc kịp thời đưa các đối tượng vào diện quản lý nghiệp vụ. Thực hiện hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ như: xây dựng, triển khai các phương án, kế hoạch, xác lập chuyên án đấu tranh với tội phạm ma túy, tập trung giải quyết các điểm nóng về sử dụng ma túy.
P.V: Đồng chí nhận định thế nào về tình hình tội phạm ma túy trong thời gian tới? Những giải pháp ngăn chặn và công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tham gia phòng chống ma túy?
Đại tá Phạm Hải Đăng: Thời gian tới, trước áp lực của tình hình ma túy thế giới, nhất là khu vực Tam giác vàng và Trăng lưỡi liềm vàng thì xu hướng hợp pháp hóa chất ma túy của một số quốc gia sẽ đặt ra nhiều thách thức với nhiệm vụ phòng, chống ma túy ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng.
Với quan điểm ngăn chặn ma túy từ sớm, Công an tỉnh Lai Châu đã đề ra một số giải pháp trọng tâm như sau:
Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị; Luật Phòng, chống ma túy năm 2020; Chiến lược quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam định hướng đến năm 2030... Kết hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ hai, quán triệt và nhận thức đầy đủ cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống ma túy. Đổi mới tư duy, phương pháp, chủ động đấu tranh quyết liệt, ngăn chặn từ sớm, từ xa với 3 nhiệm vụ trọng tâm “giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại”.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong Nhân dân, lồng ghép giữa công tác phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ, đa dạng hóa các nội dung, hình thức phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng vào khung giờ thích hợp, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Tăng cường công tác phối hợp phòng chống ma túy giữa các đơn vị lực lượng địa bàn biên giới và giáp ranh là đặc biệt cần thiết. Trao đổi thông tin, phối hợp xử lý tình huống với lực lượng hải quan, bộ đội biên phòng; lực lượng chuyên trách của nước bạn Lào. Triển khai biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác phòng chống ma túy giữa Công an tỉnh Lai Châu và công an nước bạn Lào. Phát động phong trào Toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, nêu cao tinh thần cảnh giác của người dân, phát hiện, tố giác với lực lượng chức năng về đối tượng hoạt động phạm tội, các điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Kịp thời động viên những mô hình, cá nhân tiêu biểu trong phòng, chống và kiểm soát ma túy. Sau cùng phải củng cố, nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Phát động đợt thi đua “Đoàn kết hiệp đồng - Lập công dâng Đảng”
Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công tác phòng không bảo vệ các công trình trọng điểm tại tỉnh Lai Châu

Công bố quyết định thành lập các Đảng bộ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Cái giá đắt cho vợ chồng “hờ” bán “hải sản tươi”

Hạnh phúc khi được gắn bó với biển, đảo
Lễ Công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh

Ra mắt mô hình “Thư viện cà phê sách”

Quốc hội thống nhất bỏ chức danh Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh






