Thứ sáu, 09/05/2025 - 21:22
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Du lịch
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Xem thêm...
Nông thôn mới
Bản Khá: Ổn định cuộc sống trên quê mới
Hà Tĩnh
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ năm, 12/07/2012 11:20
Chia sẻ qua Email
lc-icon - (BLC) - Tháng 1/2011, 78 hộ dân của bản Khá (xã Pha Mu) chuyển đến điểm tái định cư ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên (nhường đất cho xây dựng công trình Thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát). Đến nay, cơ sở hạ tầng cơ bản đảm bảo, bà con đang bắt tay xây dựng cuộc sống mới với hy vọng về một tương lai tươi sáng.

Từ thị trấn Than Uyên, chúng tôi vượt gần 20km đường đầy đá, dốc ngoằn nghèo, đến điểm tái định cư bản Khá. Các công trình nước sinh hoạt, đường điện, nhà văn hóa đã hoàn thành. Từ đầu bản những cửa hàng bán lẻ cũng dần mọc lên phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà con.

Bà con bản Khá, xã Tà Mung (huyện Than Uyên) sử dụng nước sạch.

Những ngôi nhà sàn được thiết kế theo kiến trúc của dân tộc Thái nằm san sát nhau thành hai dãy trên con đường thẳng tắp từ đầu đến cuối bản với vóc dáng mới của một “phố bản”. Trên các thửa ruộng bậc thang, từng tốp nông dân nhanh tay gieo cấy lúa vụ mùa. Tất cả đang quyết tâm “an cư lạc nghiệp”, cùng nhau xây dựng quê hương mới.

Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà còn thơm mùi gỗ mới, trưởng bản Lò Văn Khịn không dấu niềm vui khi kể cho chúng tôi về sự thay đổi của bản. Ông nói: “Nhà báo xem mới chuyển lên được gần 2 năm, bà con đã bắt đầu thích nghi với cuộc sống rồi. Ngoài việc khoai hoang ruộng nước, trồng hoa màu, bà con còn biết xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Nhờ đó, đời sống bà con đã khá hơn rất nhiều, có hộ còn có của ăn của để, con trẻ đã được học hành đến nơi đến chốn”.

Nhớ lại những ngày đầu mới chuyển lên vùng đất mới, thật không kể hết những vất vả mà nhân dân gặp phải. Xung quanh chỉ toàn núi rừng bao phủ, mặt bằng cơ sở vật chất ngổn ngang, mỗi khi trời mưa đường đất lầy lội, mùa nắng thì bụi bặm, bà con trong bản ai cũng nản lòng.

Nhưng với sự giúp đỡ của Ban Tái định cư huyện và sự nỗ lực của cấp ủy chính quyền các đoàn thể trong xã, đặc biệt là ý chí vươn lên không ngại gian khó của bà con, những ngôi nhà sàn đã được dựng lên, đất đai được khai hoang, các tuyến đường được tu sửa... đã qua rồi những ngày đầu gian khó.

Về nơi ở mới, bà con ở điểm TĐC bản Khá đã có nước sinh hoạt, khắp bản làng dòng diện đã lung linh tỏa sáng từng nếp nhà. Ngày bản có điện đã trở thành ngày hội của bà con, đường làng ngõ xóm đông vui nhộn nhịp, mọi câu chuyện dường như dành cho chủ đề mua sắm đồ điện sinh hoạt trong gia đình từ chiếc tivi đến nồi cơm điện, bếp ga, máy xay xát…

Điện về bản, bà con được xem ti vi, các kiến thức KHKT trên các phương tiện thông tin đại chúng được áp dụng vào sản xuất. Đến nay gần 100% gia đình đã mua được tivi, nhiều hộ còn đầu tư mua máy xát gạo phục vụ bà con trong bản.

Vui mừng hơn là về nơi ở mới, sự học dành cho thế hệ măng non đã được người dân trong bản quan tâm hơn. 100% trẻ em trong độ tuổi đã được đến trường. Năm học mới sắp tới, các em mầm non và tiểu học sẽ được học trong ngôi trường mới khang trang, không còn phải ngồi học trong phòng học tạm, gầm sàn. Các em không còn bữa đói, bữa no băng rừng, lội suối để tới trường học chữ.  

 

Cùng chung niềm vui đó, Anh Lò Văn Thuân chia sẻ: “Dân bản mình vui lắm! Đến nơi ở mới vừa có tiền, vừa có nhà đẹp, con cái thì được đi học gần trường không phải lo lắng nữa... Ở bản cũ, mỗi lần trời mưa gió thì mình lại sợ các con đi học về phải lội suối, leo núi lỡ xảy ra chuyện gì thì khổ lắm. Bây giờ thì mình yên tâm rồi”.

Từ số tiền bà con được đền bù tái định cư theo quy định của nhà nước, cuộc sống đã có những bước thay đổi tích cực. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, dựng nhà, mua sắm vật dụng trong sinh hoạt gia đình. Số tiền còn lại bà con đầu tư mua đất sản xuất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cùng ăn với bà con bữa cơm chiều, trong tất cả các câu chuyện đều xoay quanh chủ đề nhiều hộ đã “tiết kiệm tiền để mua đất sản xuất”. Điển hình như vợ chồng anh Lò Văn Vạn, gia đình anh được nhận gần 100 triệu đồng từ tiền đền bù hỗ trợ TĐC, anh dùng 30 triệu đồng để mua 1.500m2 đất sản xuất lúa. Số tiền còn lại anh tiết kiệm gửi ngân hàng lấy lãi suất để đầu tư cho các con ăn học.

Anh Lò Văn Vạn nói, những đồng tiền ấy là mồ hôi nước mắt của mình nên phải biết tiết kiệm nó, nếu thấy mình có nhiều tiền mà chỉ nghĩ đến ăn chơi, tiêu pha lãng phí, khi hết tiền thì lấy gì để sinh sống.

 Không chỉ có gia đình anh Vạn mà hiện nay trong bản đã có 60 hộ mua được đất sản xuất. Đây là vụ sản xuất lúa mùa đầu tiên nên bà con rất chủ động khung thời vụ, đưa giống lúa nếp 97 mới vào gieo trồng, ngoài ra, bà con còn trồng được 5ha sắn, 1ha ngô, lạc…

Để bà con yên tâm ổn định cuộc sống, trong thời gian tới xã Tà Mung sẽ thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, mở thêm lớp tập huấn, dạy nghề cho bà con. Cùng với đó, người dân điểm TĐC bản Khá cũng mong muốn sớm được đầu tư xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đưa các giống lúa, ngô mới có năng suất vào thâm canh gieo trồng, xây dựng các mô hình trang trại phát triển kinh tế.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Phong Thổ: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cây chia – Hướng phát triển kinh tế mới của huyện Than Uyên

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Tân Uyên Tam Đường Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên
Có thể bạn quan tâm
Xã Bản Bo: Nỗ lực ''cán đích'' nông thôn mới nâng cao

Xã Bản Bo: Nỗ lực ''cán đích'' nông thôn mới nâng cao

Cuộc sống đổi thay từ nông thôn mới

Cuộc sống đổi thay từ nông thôn mới

Sà Dề Phìn nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Sà Dề Phìn nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Họp Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Nậm Nhùn

Họp Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Nậm Nhùn

Nậm Hàng giúp dân làm nhà

Nậm Hàng giúp dân làm nhà

Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại xã Nậm Chà

Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại xã Nậm Chà

Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

Gieo mầm cho một tương lai bền vững

Gieo mầm cho một tương lai bền vững

Tin cùng chuyên mục
Sơn Bình quyết tâm về đích nông thôn mới
Sơn Bình quyết tâm về đích nông thôn mới
Xã Hội
28/01/2025 12:13
(BLC) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, quyết tâm, chung sức, đồng lòng của nhân dân các dân tộc, xã Sơn Bình (huyện Tam Đường) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, diện mạo nông thôn của xã ngày một khởi sắc, bà con vui mừng, phấn khởi đón chào Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Huy động sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới
Huy động sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới
Xã Hội
25/12/2024 10:45
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trên địa bàn huyện Tam Đường có nhiều tuyến đường trục bản, ngõ xóm được nâng cấp, mở rộng, đổ bê-tông; nhà văn hóa xây dựng mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư; hộ nghèo được xóa nhà dột nát... Tạo diện mạo nông thôn Tam Đường ngày càng khởi sắc.
Nà Tăm nỗ lực cán đích nông thôn mới
Nà Tăm nỗ lực cán đích nông thôn mới
Xã Hội
30/11/2024 11:09
(BLC) - Với mục tiêu về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2025, hiện Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nà Tăm (huyện Tam Đường) huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt để kịp thời về đích đúng kế hoạch.
Tung Qua Lìn nỗ lực xóa nhà tạm, dột nát
Tung Qua Lìn nỗ lực xóa nhà tạm, dột nát
Xã Hội
28/11/2024 20:53
(BLC) - Những năm qua, xã Tung Qua Lìn (huyện Phong Thổ) đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ làm nhà ở đảm bảo “3 cứng” cho hộ nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, giúp các hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Xã Hội
25/11/2024 12:59
(BLC) - Sau gần 15 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Tả Ngảo (huyện Sìn Hồ) có nhiều thay đổi, cuộc sống nhân dân từng bước khởi sắc. Đó là kết quả từ sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, khi nhà nước và nhân dân cùng làm trong quá trình triển khai, thực hiện chung tay xây dựng NTM.
Chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Nông thôn mới
08/11/2024 09:00
Trong những năm qua, huyện Sìn Hồ triển khai nhiều biện pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
45 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức về chương trình xây dựng nông thôn mới
45 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức về chương trình xây dựng nông thôn mới
Xã Hội
06/11/2024 20:55
(BLC) - Từ ngày 6-7/11, UBND huyện Than Uyên tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý điều hành về chương trình OCOP cấp huyện; thành viên hội đồng đánh giá cấp huyện, cán bộ quản lý chương trình OCOP cấp xã cho cán bộ xây dựng nông thôn mới (NTM) các cấp trên địa bàn huyện năm 2024.
Phát huy vai trò đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới
Phát huy vai trò đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới
Xã Hội
01/11/2024 15:29
Tính đến nay, Tân Uyên là huyện đầu tiên của tỉnh có 100% số xã, thị trấn hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh. Kết quả đó có công sức đóng góp rất lớn của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Nhờ đó, những vùng quê NTM là điểm tựa bình yên cho mỗi người con quê hương Tân Uyên.
Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia xây dựng nông thôn mới
Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới
25/10/2024 15:59
(BLC) - Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đồng bào dân tộc thiểu số đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế, mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Tân Uyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp họ hiểu rõ hơn về lợi ích của xây dựng NTM. Từ đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả cộng đồng trên con đường phát triển bền vững.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân
─ Xây dựng nông thôn mới ở Nậm Nhùn: ─ Phát huy vai trò chủ thể của người dân
Xã Hội
24/10/2024 16:17
Huyện biên giới Nậm Nhùn có dân số khoảng 30 nghìn người với 10 xã, 1 thị trấn. Từ khi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai trên địa bàn vào năm 2013, vai trò chủ thể của người dân được phát huy. Bà con được tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện việc xây dựng NTM ở địa phương mình. Nhà nước, chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt.
Nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân
Nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân
Xã Hội
03/10/2024 09:00
Những năm qua, nhân dân xã Bum Nưa tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bộ mặt nông thôn của xã có sự đổi thay rõ rệt. Đường, điện, trường, trạm được đầu tư, các điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Nhưng thu nhập bình quân của xã mới đạt 32 triệu đồng/người/năm, xét theo quy định bộ tiêu chí NTM, xã chưa đạt tiêu chí này.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2987 ngày 09/05/2025
Báo Lai Châu Số 2986 ngày 08/05/2025
Báo Lai Châu Số 2985 ngày 07/05/2025
Báo Lai Châu Số 2984 ngày 05/05/2025
Báo Lai Châu Số 2983 ngày 02/05/2025
Báo Lai Châu Số 2982 ngày 01/05/2025
Báo Lai Châu Số 2981 ngày 30/04/2025
Báo Lai Châu Số 2980 ngày 28/04/2025
Báo Lai Châu Số 2979 ngày 25/04/2025
Báo Lai Châu Số 2978 ngày 24/04/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.