
Người giữ hồn văn hóa Si La ở Lai Châu

![]() |
Nghệ nhân Hù Chà Khao thổi Pờ Tư Hế Lế, giới thiệu nhạc cụ dân tộc Si La. |
Ông là nghệ nhân văn hóa dân tộc Si La – Hù Chà Khao ở bản Seo Hai, xã Can Hồ (huyện Mường Tè).
Trước sự phát triển của xã hội, các loại hình âm nhạc, nhạc cụ ngoại lai đã xâm nhập về bản làng người Si La. Theo thời gian, trẻ em trong bản dần quên đi cách cầm đàn, thổi sáo, điệu múa và những làn điệu dân ca cổ của dân tộc mình.
Là một trong số ít người già còn lưu giữ được những nét văn hóa dân tộc Si La, nghệ nhân Hù Chà Khao hiểu rằng nếu bây giờ không gìn giữ và truyền dạy các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình cho con cháu thì chẳng bảo lâu nữa tiếng đàn, sáo kia sẽ không còn.
Nói là làm, chỉ với ý nghĩ đơn giản đó thôi, nhiều năm qua, dù mưa hay nắng ngày nào ông cũng vượt sông Đà về bản Seo Hai, Sì Thao Chải dạy những bé trai làm đàn, sáo và cách sử dụng; dạy các bé gái hát những điệu dân ca, múa cổ.
Để con cháu dân tộc mình quay trở lại chơi đàn, thổi sao, hát dân ca, những ngày đầu ông gặp rất nhiều khó khăn. Ông phải đến từng nhà để vận động phụ huynh cho các cháu tới học. Do trình độ dân trí thấp, cuộc sống khó khăn nên hầu hết mọi người cho rằng “phải no bụng đã rồi mới làm gì thì làm”. Người hiểu thì thông cảm động viên ông. Người không hiểu thì cho là ông ăn cơm nhà vác tù và, hâm và buông ra những lời nói khó nghe “già rồi mà chơi với trẻ con”. Trước khó khăn đó, ông không chịu lùi bước và đến trường tiểu học, THCS nhờ các thầy, cô giúp đỡ. Có thầy, cô vào cuộc dần dần các cháu cũng nghe theo.
Khi tuổi đã cao, ông lo sợ việc làm của mình sẽ dở dang. Những ngày ốm, ông nhờ vợ mình sang sông dạy thay. Rồi hai ông bà cùng thực hiện ước nguyện. Ông dạy chơi đàn, thổi sáo; bà dạy múa, hát dân ca…
Thời gian trôi qua, đám trẻ trong bản đã dần biết chơi đàn, thổi sáo, hát dân ca. Ngôi nhà văn hóa ở trung tâm bản Seo Hai trở thành điểm để ông và bọn trẻ trong bản chơi đàn, học hát hàng ngày. Hôm nào vì lý do này, kia mà các cháu không tới được thì ông ngồi thổi sáo, chơi đàn, bà hát những làn điệu dân ca cổ.
Mưa dầm thấm lâu, việc làm của ông không chỉ thu hút được trẻ em trong bản tới học mà mỗi khi tiếng đàn, tiếng sáo cất lên, già trẻ trong bản lại kéo nhau đến thưởng thức. Bên bếp lửa bập bùng trong căn nhà lợp prôximăng, thưng ván ém mình bên bờ bắc sông Đà, ông Hù Chà Khao đang miệt mài làm đàn. Thấy khách tới nhà, ông ngưng tay rồi cầm hai cây sáo một dài, một ngắn ra khoe: “Người Si La trước đây thổi sáo, đánh đàn và hát được nhiều làn điệu dân ca của dân tộc mình, nhưng nay không ai thổi hay hát đâu. Người biết thổi sáo, đánh đàn, hát dân ca chỉ còn mình và bà nó thôi (vợ ông)”.
Nói rồi ông cầm cây sáo dài giới thiệu, nó có tên là Pờ Tư Hế Lế. Cây sáo này xưa thường được đàn ông, thanh niên trong bản dùng để gọi nhau đi làm nương hay đi rừng cùng về. Cây sáo nhỏ có tên là Là Bí, đây là dụng cụ được con trai người Si La dùng để gọi bạn tình đến chỗ hẹn. Còn cây đàn có tên là Tứ Phề, nó được dùng trong các dịp lễ, tết hoặc việc tang. Kể xong, ông cầm đàn lên chơi, tiếng đàn vang vọng, lan toả.
Với những trăn trở và việc làm thiết thực đó, nhiều năm qua, nghệ nhân Hù Chà Khao được Viện Âm nhạc Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen vì đã có thành tích đóng góp vào việc gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ âm nhạc dân tộc Si La. Điều ông vui và mong muốn nhất không phải là những tấm Bằng khen, Giấy khen của các cấp, ngành mà chính là con cháu đã biết đàn, hát bằng những loại nhạc cụ, làn điệu dân ca dân tộc mình.
Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn quan tâm

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa
Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất

Thúc đẩy tăng trưởng du lịch hai con số

Hội thi hái chè, sao chè tại xã Phúc Khoa

Biển Cửa Lò – Quyến rũ mùa du lịch
Tin cùng chuyên mục

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn của xứ Thanh
Văn hóa
31/05/2025 21:01
Với bề dày lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, những năm trở lại đây, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh dần khẳng định vị thế là một trong những điểm đến văn hóa - tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh. Nằm cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây, thuộc xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn tìm hiểu về triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chương trình “Dạ hội Thanh niên”
Văn hóa
31/05/2025 07:00
Tối 30/5, tại quân cảng Vùng 3 Hải quân, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Chương trình “Dạ hội Thanh niên” với chủ đề “Vững bước niềm tin theo Đảng”. Chương tình nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 3 Hải quân lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Du lịch Hải Dương trên đà khởi sắc
Du lịch
30/05/2025 21:01
Với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, nhiều khu danh thắng nổi tiếng của miền Đông Bắc gắn liền với những truyền thuyết, những nhân vật lịch sử nổi tiếng, huyền thoại, tỉnh Hải Dương đã khai thác tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di sản văn hoá. Nhờ đó, lượng khách du lịch tới Hải Dương ngày một đông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sầm Sơn điểm đến hấp dẫn mùa hè
Du lịch
30/05/2025 11:05
Thành phố Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15km về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Nơi đây có bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khỏe con người. Tận dụng lợi thế đó, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư nhiều dự án quy mô hướng tới xây dựng Sầm Sơn là một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực.

Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Du lịch
30/05/2025 10:38
Những năm gần đây, ngành Du lịch Điện Biên đang từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc. Tiếp nối thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, sau một tháng bước vào mùa du lịch năm 2025, Điện Biên tiếp tục khẳng định là điểm đến không thể bỏ qua với nhiều du khách.
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Nơi hội tụ tinh hoa đất trời nổi tiếng Hải Dương
Văn hóa
30/05/2025 09:51
Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh (Hải Dương) là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc. Năm 2012 Côn Sơn – Kiếp Bạc được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt và là quần thể di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Mỗi du khách tới đây đều có thể tìm thấy những giá trị níu giữ tâm hồn từ truyền thống mạch nguồn dân tộc đến phong cảnh hữu tình.
Lan tỏa nét đẹp trong cộng đồng
Văn hóa
29/05/2025 15:41
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Cha (huyện Sìn Hồ) triển khai nhiều cách làm phù hợp với thực tiễn, duy trì bản sắc văn hoá truyền thống, phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng bản làng ngày càng khởi sắc.

Mường So giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái
Văn hóa
29/05/2025 10:48
Là cái nôi của đồng bào dân tộc Thái trắng, những năm qua người dân xã Mường So (huyện Phong Thổ) không ngừng bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tìm hiểu, khám phá.
Khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống”
Văn hóa
28/05/2025 14:14
Sáng 28/5, Tỉnh đoàn Lai Châu phối hợp với UBND huyện Nậm Nhùn tổ chức Lễ khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống” tại bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn).

Những “ngọn lửa không tắt”
Văn hóa
27/05/2025 16:10
Dù đã ở vào độ tuổi xưa nay hiếm. Nhưng nhiều văn nghệ sỹ vẫn miệt mài sáng tác dâng hiến cho đời những tác phẩm bất hủ. Ngọn lửa đam mê trong họ chưa bao giờ lụi tắt, ngược lại, càng cháy âm ỉ, bền bỉ như một bản nhạc không lời mang tên “cống hiến”.

Khai mạc Liên hoan phim Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu
Văn hóa
24/05/2025 13:19
Ngày 23/5, tỉnh Lai Châu phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức khai mạc Liên phim hoan Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu.