Thứ sáu, 09/05/2025 - 18:44
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Văn hóa
“Phá rào” hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh
Vương Trang
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ sáu, 09/05/2025 10:08
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Với mục tiêu “gạn đục khơi trong”, huyện Phong Thổ nỗ lực đưa Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh giai đoạn 2024 - 2030 (Nghị quyết số 15-NQ/TU) vào cuộc sống. Và, nghị quyết này đang là “kim chỉ nam” để Phong Thổ từng bước “phá rào” hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới tại mỗi bản, khu dân cư.

Kỳ 1: Hủ tục - thực trạng và hệ lụy

Huyện Phong Thổ có 6 dân tộc (Dao, Mông, Thái, Hà Nhì, Giáy, Kinh) cùng chung sống. Bên cạnh những nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy còn tồn tại một số phong tục, tục lệ lạc hậu trở thành hủ tục. Những điều này đã và đang để lại nhiều hệ lụy, không còn phù hợp với nếp sống văn minh, tiến bộ trong giai đoạn hiện nay, làm mất đi tín ngưỡng, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, gây cản trở chung đến sự phát triển kinh tế - xã hội và trở thành những cung trầm giữa đại ngàn “miền đất gió”.

Hôn nhân ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”
Vàng A Tủa và Giàng Thị Súa ở bản Sàng Sang (xã Mù Sang) lấy nhau khi Súa tròn 16 tuổi, Tủa mới 17 tuổi. Trong ngôi nhà lụp xụp, đơn sơ, không có vật dụng gì quý giá vì gia đình thuộc diện cận nghèo, nhìn dáng người nhỏ bé, gương mặt hiện rõ sự khắc khổ, buồn tủi của Tủa - Súa, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Nhìn xa săm, Súa rơm rớm nước mắt, có vẻ ái ngại không muốn đề cập đến câu chuyện của gia đình. Nhưng rồi em cũng mở lòng và chia sẻ: Em và chồng quen nhau trong một buổi đi chơi, thấy thích nhau, sau vài tháng chúng em quyết định cưới. Đám cưới được tổ chức đơn giản vì không có tiền và phần nữa là không được chính quyền công nhận, vì cả 2 chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Cuộc sống rất vất vả, ngay cả khi em mang thai, thậm chí mới sinh mấy ngày nhưng vẫn phải lên nương, làm việc nhà. Biết khổ thế này em không lấy chồng sớm đâu!
Rời nhà Tủa, chúng tôi sang bản Sàng Cải gặp vợ chồng em Ma A Lâu, Giàng Thị Phê. Được biết, Lâu và Phê yêu nhau được vài tháng thì Phê đồng ý cho Lâu bắt mình về làm vợ khi mới 17 tuổi, còn Lâu lúc đó còn vài tháng nữa mới đủ 18 tuổi, để lại sau lưng bao dự định, ước mơ của tuổi học trò.
Phê tâm sự: Từ ngày lấy chồng, vợ chồng em vẫn chưa ổn định cuộc sống. Chồng thì ai thuê gì làm nấy, còn bình thường ở nhà làm việc giúp bố mẹ. Thế nên tiền không có, con sinh ra cũng thiếu thốn. Chưa kể con bị còi cọc, khó nuôi, bản thân em thường xuyên đau ốm.
Những bạn trẻ đáng ra vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường thì lại bỏ ngang để lập gia đình. Thế nhưng đáng nói và đáng lên án hơn đó là sự đồng tình, ủng hộ của gia đình. Khi được hỏi lý do, ông Vàng Páo Chinh (bố em Vàng A Tủa) nói: Cũng biết cho con kết hôn khi chưa đủ tuổi là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình nhưng do phong tục tập quán lấy vợ sớm để có người phụ giúp việc nhà, để sinh nhiều con, có người nối dõi. Đây cũng là truyền thống người Mông từ bao đời nay nên khi con đòi lấy vợ, vợ chồng mình đã đồng ý. Tháng 4/2024, gia đình tôi cũng đã bị chính quyền xã lập biên bản xử phạt về việc này.
Theo UBND xã Mù Sang, từ năm 2024 đến nay, trên địa bàn xã có 5 cặp tảo hôn và đã bị xử lý theo quy định. Có những cặp sinh con trước mới tổ chức lễ cưới, khi nào đủ tuổi quy định thì mới đăng ký kết hôn. Những đứa trẻ được sinh ra từ các ông bố, bà mẹ tuổi đời còn quá trẻ dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ và không có việc làm, áp lực miếng cơm manh áo, nghèo túng khiến nhiều cặp vợ chồng chia tay nhau.
Tảo hôn đã gây ra nhiều hệ luỵ, trở thành “rào cản” cho sự phát triển của địa phương. Để rồi giờ đây đâu đó tại một số bản làng nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới bao ước mơ còn dang dở; tiếng khóc của trẻ lạc vào “lời ru buồn” của những người mẹ, người cha “nhí”.

Lãnh đạo UBND, Công an xã Mù Sang tuyên truyền người dân bản Sàng Cải nghiêm túc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình.

Tư tưởng trọng nam, khinh nữ
Trong căn nhà ngổn ngang đồ đạc, em Ma A Tinh ở bản Mù Sang (xã Mù Sang) đang nằm trên giường với nét mặt mệt mỏi, buồn rầu. Qua trò chuyện được biết, Tinh năm nay tròn 16 tuổi, vì cuộc sống khó khăn lại là con gái lớn trong gia đình nên tháng 9/2024 sau khi học xong lớp 9, bố mẹ bắt em nghỉ học ở nhà phụ giúp công việc. Em vừa phải cùng dì xuống Hưng Yên làm thuê cho một công ty nhưng do còn nhỏ tuổi, sức khoẻ yếu, công việc nặng không làm nổi nên mới làm được 1,5 tháng thì em bỏ về.
Tinh nói: Vì tư tưởng trọng nam, khinh nữ, muốn có con trai nối dõi tông đường và muốn đông con nên dù đã có 3 con gái bố mẹ em vẫn sinh thêm em trai. Nghèo lại đông con, em là con gái cả nên bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà làm nương. Bố bảo con gái học nhiều làm gì rồi cuối cùng cũng lấy chồng, sinh con, đi làm nương thôi. Em vẫn muốn đi học để mai này có cuộc sống tốt hơn.
Tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn tồn tại và tạo nên hình ảnh xấu trong đời sống của đồng bào như: con dâu, em dâu không được ngồi chung mâm cơm với anh chồng; con dâu ăn cơm không được ngồi ghế; sinh nhiều con trai. Chính những tư tưởng sai lệch, phong tục lạc hậu này đã gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý, chất lượng dân số, vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, mất cân bằng giới tính. Và cứ thế, trong những ngôi nhà nhấp nhô bên sườn núi văng vẳng tiếng buồn quặn thắt và đó cũng là rào cản cho sự phát triển ở nơi rẻo cao của “miền đất gió”.

Hủ tục len lỏi trong đời sống
Xã Tung Qua Lìn có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 90%, Hà Nhì chiếm 7,5% dân số. Đồng chí Giàng A Lảnh - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Trên địa bàn xã còn 4 hủ tục, thế nhưng đáng lên án nhất là tổ chức tang lễ dài ngày; khi người chết phải bỏ đồng bạc vào mồm, mang đến nơi chôn cất phải mở nắp quan tài ra và bỏ đồng bạc ở mồm ra; người chết đã trôn cất nếu trùng tang lại đào lên thiêu.
Ông Chu Seo Khu, dân tộc Hà Nhì, Trưởng dòng họ Chu ở bản Tung Qua Lìn chia sẻ: Mỗi đám tang của dân tộc tôi ở đây thường diễn ra ít nhất từ 5-8 ngày, có đám hơn 10 ngày với các thủ tục làm lý tốn kém. Nhất là trong 1-2 tuần, nếu gia đình, dòng họ lại có người mất thì đó là trùng tang, gia chủ lại phải đào người mất đã chôn cất lên để thiêu vì quan niệm như vậy mới không còn người mất liên tiếp, thiêu đốt những thứ xui xẻo. Đó là phong tục, tục lệ mà tổ tông để lại, chúng tôi phải theo.
Còn đối với dân tộc Mông, trên địa bàn xã có 2 nhóm là: Mông Sớ, Mông Đen. Trong đó, người Mông Đen ở bản Hờ Mèo vẫn còn hủ tục là người chết phải được bỏ đồng bạc vào mồm, mang đến nơi chôn cất thì mở nắp quan tài ra và lấy đồng bạc đó ra. Còn dân tộc Mông Sớ ở 4 bản: Tung Qua Lìn, Căng Ký, Căng Há, Cò Ký không tổ chức tang lễ dài ngày mà chỉ 1-2 ngày, cũng không nặng về đồ lễ cúng bái cho người đã khuất. Thế nhưng còn hủ tục không cho người chết vào áo quan mà cho vào giọ đan, tới chỗ chôn mới cho vào quan tài, bởi đó là phong tục nên không được phép làm khác. Nếu như cho vào áo quan từ khi còn ở nhà thì người đã mất sẽ không về được với tổ tiên.
Không chỉ vậy, trên địa bàn xã Tung Qua Lìn vẫn còn tồn tại tình trạng theo đạo bỏ bàn thờ tổ tiên. Đây cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng tới văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Để tìm hiểu về vấn đề này, anh Giàng A Trung - Phó Chủ tịch UBND xã đưa chúng tôi tới gặp bà Giàng Thị Dê (57 tuổi) ở bản Tung Qua Lìn. Trong căn bếp len lỏi ánh sáng của bếp lửa chúng tôi phải nhờ sự trợ giúp của đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã phiên dịch mới có thể trò chuyện được với bà Dê. Bà Dê kể, tháng 8/2024, tôi và 2 con trai theo đạo tin lành Việt Nam (miền Bắc). Ban đầu nhà tôi không ai theo vì các quy tắc, quy định sinh hoạt đạo không phù hợp với gia đình tôi. Thế nhưng do chồng mất sớm, em trai của chồng là người thân duy nhất 3 mẹ con có thể nương tựa không may mắc bệnh, ốm đau triền miên chữa bệnh nhiều năm không khỏi, dựa vào điều này nhiều người đã tuyên truyền, vận động theo đạo sẽ khỏi bệnh. Trong tâm thế có bệnh thì vái tứ phương, ai bảo gì làm nấy, vậy là chú đã làm theo. Hai con tôi coi chú như cha, trong hoàn cảnh đó, gia đình tôi không theo thì sợ anh em, bà con trong bản khinh rẻ. Thế nên đành thuận theo.
Bà Dê tâm sự: Mẹ con tôi bỏ bàn thờ tổ tiên, không thắp hương, cúng bái gì chỉ thờ và theo thiên chúa, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của tin lành. Các phong tục của đồng bào Mông cũng từ bỏ. Cuối tuần lại tập trung ra nhà nguyện. Tôi cũng không muốn nhưng không khuyên bảo được 2 con trai nên đành theo.
Chính sự tồn tại của những tư tưởng, phong tục, tục lệ nói trên ngày nay đã không còn phù hợp và trở thành hủ tục đáng lên án, gây trở ngại quá trình xây dựng xã hội văn minh và cần giải pháp để tiến tới xóa bỏ.

Qua rà soát theo Nghị quyết số 15-NQ/TU, hiện trên địa bàn huyện Phong Thổ còn một số hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu như: tang ma (để dài ngày; chết không đưa vào áo quan đem đi chôn cất; cấm đưa người chết ở bên ngoài vào bản để an táng theo phong tục truyền thống của dân tộc); lễ cưới, hôn nhân và gia đình (tảo hôn; thách cưới bằng bạc trắng khi kết hôn; tục sinh con tại nhà; sinh đôi, sinh 3 bắt phải vứt bỏ không được nuôi); mê tín dị đoan (lễ cúng giải hạn chữa bệnh; xem bói toán); một số phong tục tập quán khác (Lễ Tủ Cải hay còn gọi là lễ trưởng thành kéo dài, nhiều thủ tục; một số bản có tục cấm bản dài ngày; thả rông gia súc, gia cầm không có chuồng trại chăn nuôi...). Từ năm 2024 đến nay, toàn huyện có 21 cặp tảo hôn. Tỷ lệ giới tính khi sinh là 118 bé trai/100 bé gái.


(Còn nữa)

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Phong Thổ: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cây chia – Hướng phát triển kinh tế mới của huyện Than Uyên

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Vẻ đẹp mê hoặc của những đồi chè

Vẻ đẹp mê hoặc của những đồi chè

Gần 600 học viên được tập huấn, hướng dẫn triển khai ký kết xóa bỏ hủ tục

Gần 600 học viên được tập huấn, hướng dẫn triển khai ký kết xóa bỏ hủ tục

Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc

Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc

 Mạch nguồn nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc

Mạch nguồn nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc

Doanh thu từ du lịch đạt 54,5 tỷ đồng trong 5 ngày nghỉ lễ

Doanh thu từ du lịch đạt 54,5 tỷ đồng trong 5 ngày nghỉ lễ

Chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Than Uyên: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Than Uyên: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Đêm Tân Uyên Trà và Thơ

Đêm Tân Uyên Trà và Thơ

Tin cùng chuyên mục
Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Văn hóa
26/04/2025 22:20
Tối 26/4, tại Phố đi bộ Hoàng Diệu, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Lai Châu tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025).
15 hội viên tham gia trại sáng tác tại huyện Tân Uyên
15 hội viên tham gia trại sáng tác tại huyện Tân Uyên
Văn hóa
26/04/2025 14:57
Từ ngày 24-28/4, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác tại huyện Tân Uyên. Tham gia trại sáng tác có 15 hội viên các chi hội văn học nghệ thuật các huyện: Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, thành phố Lai Châu tham gia thực tế thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, văn học, mỹ thuật.
Ngày hội “Hương sắc bản Mông” năm 2025
Ngày hội “Hương sắc bản Mông” năm 2025
Văn hóa
26/04/2025 10:52
Sáng 26/4, UBND xã Khun Há tổ chức Ngày hội “Hương sắc bản Mông” lần thứ III, năm 2025 tại bản du lịch cộng đồng Lao Chải 1 (xã Khun Há, huyện Tam Đường).
Phát triển du lịch xanh, bền vững
Phát triển du lịch xanh, bền vững
Du lịch
25/04/2025 13:37
Cao nguyên Sìn Hồ - mảnh đất có vẻ đẹp nguyên sơ, văn hóa đa dạng, khí hậu mát mẻ quanh năm, từ lâu đã được xác định là vùng động lực phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn tỉnh đang triển khai việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã theo tinh thần nghị quyết của Trung ương và chỉ đạo của Chính phủ, định hướng phát triển du lịch tại Sìn Hồ cũng đang đứng trước những chuyển động lớn, đan xen giữa thời cơ và thách thức.
Nét độc đáo trong các lễ hội truyền thống ở Phong Thổ
Nét độc đáo trong các lễ hội truyền thống ở Phong Thổ
Văn hóa
24/04/2025 16:09
Những năm qua, việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống đã giúp huyện Phong Thổ trở thành vùng đất hấp dẫn, giàu tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp “không khói”. Từ đó, huyện thu hút lượng lớn khách du lịch ghé thăm, trải nghiệm.
Chảng Phàng điểm du lịch tiềm năng
Chảng Phàng điểm du lịch tiềm năng
Du lịch
23/04/2025 14:43
Những năm gần đây, người dân ở một số bản của xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ tận dụng lợi thế được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan hoang sơ, gắn với các giá trị truyền thống của đồng bào Mông để phát triển du lịch. Bên cạnh những điểm du lịch hấp dẫn như: bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, thác Ma Quai Thàng, thời gian qua, người dân đã tự đầu tư xây dựng đỉnh Chảng Phàng trở thành điểm du lịch giàu tiềm năng.
Các đơn vị của Vùng 3 hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2025
Các đơn vị của Vùng 3 hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2025
Văn hóa
21/04/2025 22:31
Từ ngày 17 - 23/4, các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 3 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 với chủ đề: “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'
Văn hóa
21/04/2025 16:53
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự chương trình.
Trường THCS Giang Ma: Phát triển văn hóa đọc
Trường THCS Giang Ma: Phát triển văn hóa đọc
Văn hóa
21/04/2025 10:06
Xác định, tầm quan trọng của việc đọc sách mở ra tương lai mới cho các em, nhiều năm qua, Trường THCS Giang Ma (huyện Tam Đường) phát triển văn hóa đọc tới tất cả giáo viên và học sinh. Đây là “cầu nối” giúp giáo viên, học sinh tiếp cận tri thức, phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện.
Khai mạc Lễ hội Sú Khon Khoài và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025
Khai mạc Lễ hội Sú Khon Khoài và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025
Văn hóa
19/04/2025 16:58
Sáng 19/4, xã Bản Hon tổ chức Khai mạc Lễ hội Sú Khon Khoài và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025 tại Khu du lịch Bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường).

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2987 ngày 09/05/2025
Báo Lai Châu Số 2986 ngày 08/05/2025
Báo Lai Châu Số 2985 ngày 07/05/2025
Báo Lai Châu Số 2984 ngày 05/05/2025
Báo Lai Châu Số 2983 ngày 02/05/2025
Báo Lai Châu Số 2982 ngày 01/05/2025
Báo Lai Châu Số 2981 ngày 30/04/2025
Báo Lai Châu Số 2980 ngày 28/04/2025
Báo Lai Châu Số 2979 ngày 25/04/2025
Báo Lai Châu Số 2978 ngày 24/04/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.