

Ông Trần Quang Dũng - Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV, Trung tâm Y tế huyện cho biết: Công tác điều trị các dạng nghiện bằng methadone trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo sát sao. Huyện đã tính toán kỹ, lựa chọn thực hiện tại các điểm nóng về ma túy như Noong Hẻo và một số xã có vị trí thuận lợi cho bệnh nhân tiện di chuyển như các xã: Lùng Thàng, Pa Tần. Trang thiết bị phục vụ người bệnh có giường, tủ bảo quản thuốc, máy đong thuốc, ghế băng, giường bệnh... được bố trí đầy đủ. Cùng với đó là công tác phối hợp với chính quyền các xã, vận động người nghiện tham gia điều trị để chương trình đạt hiệu quả cao, duy trì ổn định lượng bệnh nhân.
Chương trình điều trị các dạng nghiện thuốc phiện bằng methadone không thể nhìn theo cách đơn thuần như một chương trình cai nghiện thông thường: thống kê số lượng người điều trị, tính toán lượng người cai nghiện thành công để đánh giá hiệu quả. Đây là chương trình hỗ trợ nghiện bằng thuốc thay thế methadone, thời gian điều trị dài nhằm đảm bảo sức khỏe, thói quen cho bệnh nhân. Cơ chế tác động, phác đồ điều trị của methadone là khống chế nhu cầu sử dụng các dạng ma túy khác như thuốc phiện hoặc hêrôin. Từ đó, loại bỏ dần nhu cầu sử dụng các loại ma túy này trên địa bàn. Giảm nhu cầu từ phía người sử dụng là hạn chế được nguồn cung ứng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Các bệnh nhân tham gia điều trị bằng methadone sẽ không còn nhu cầu sử dụng thuốc phiện, hêrôin, họ có thêm thời gian để lao động, tái hòa nhập cộng đồng. Xã hội kiểm soát được nhiều vấn nạn: trộm cắp, cướp giật... do các đối tượng nghiện gây ra.
Bệnh nhân uống methadone tại Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ.
Thời gian điều trị kéo dài liên tục, tạo điều kiện cho các bệnh nhân thay đổi tư duy, hình thành các thói quen tích cực, tạo môi trường sống lành mạnh trong cộng đồng. Có thể thấy tuy điều trị nghiện bằng methadone không thể khiến người nghiện bỏ hẳn được các loại ma túy, nhưng chương trình này đã kiểm soát, theo dõi được số lượng người nghiện trên địa bàn để hướng họ tới cuộc sống lành mạnh hơn, hạn chế được nhu cầu mua bán, trao đổi các chất gây nghiện dạng thuốc phiện, hêrôin trên địa bàn. Theo thống kê từ Công an các xã: Pa Tần, Lùng Thàng, Noong Hẻo... từ khi có chương trình điều trị nghiện bằng methadone, số lượng tội phạm về buôn bán ma túy, tệ nạn trộm cắp vặt trong khu dân cư giảm mạnh. Anh Tẩn Diển S., bệnh nhân đang điều trị bằng methadone tại cơ sở thị trấn Sìn Hồ cho biết: Tôi nghiện thuốc phiện đã hơn 20 năm. Từ năm 2019 tôi tham gia điều trị bằng methadone. Hiện nay, sức khỏe tôi đã tốt hơn, không còn cảm giác thèm thuốc phiện, hêrôin. Thời gian trước hút thuốc phiện và hêrôin, đầu óc tôi không tỉnh, sức khỏe giảm sút. Từ khi được uống methadone, tôi không còn dùng các loại ma túy khác. Tôi có thêm thời gian để tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Việc triển khai chương trình điều trị các dạng nghiện thuốc phiện bằng methadone mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc quản lý theo dõi các đối tượng nghiện, có dấu hiệu nghiện trên địa bàn huyện của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội còn nhiều hạn chế. Đối tượng tự nguyện tham gia điều trị tại các cơ sở còn rất ít. Người trẻ tuổi hầu như trốn tránh việc điều trị. Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, những bệnh nhân tham gia điều trị bằng methadone chủ yếu là người trên 35 tuổi. Khu vực có tỷ lệ người nghiện cao thì người tham gia điều trị lại ít, như ở xã Noong Hẻo, Lùng Thàng chỉ có 13 bệnh nhân, nhiều thời điểm chỉ còn lại 6-7 bệnh nhân. Có thể thấy, công tác vận động các đối tượng trẻ tuổi, tham gia điều trị là khó vì tâm lý e ngại với cộng đồng, Một số đối tượng mới nghiện chưa muốn điều trị, nhiều người do ở xa cơ sở, không có phương tiện đi uống thuốc.
Số người nghiện tham gia điều trị còn thấp, nguyên nhân chính là ý thức tự giác của bệnh nhân chưa cao, thường bỏ dở quá trình điều trị. Điều nay là do những bệnh nhân được tham gia không nhận thức rõ và hiểu hết được giá trị nhân văn của chương trình này. Methadone là chất nghiện thay thế, ít độc hại, ít gây tổn thương thần kinh hơn các dạng ma túy khác.
Để đảm bảo duy trì số lượng bệnh nhân tham gia điều trị, đồng thời, vận động thêm những đối tượng nghiện tham gia cần sự vào cuộc đồng bộ, khéo léo từ các cơ quan, đoàn thể để người nghiện ổn định cuộc sống, có cơ hội được tái hòa nhập cộng đồng.
Cai nghiện, hỗ trợ người cai nghiện là công việc đầy khó khăn. Kết quả phần lớn phụ thuộc vào ý chí của các bệnh nhân, hiện tại các biện pháp: cắt cơn, giải độc... chỉ mang tính chất tạm thời ngắn hạn, các biện pháp dài hạn như: sử dụng methadone, dùng thuốc đối kháng, thay thế chưa bền vững. Cơ sở điều trị chưa có phương pháp quản lý khoa học, còn phát sinh những hệ lụy đáng tiếc.
Đoàn công tác của tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam
Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn xã Bum Tở lần thứ nhất

Họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí quý II

Năng lực tự chủ - Hướng đi căn bản trong đổi mới giáo dục hiện đại

60 bệnh nhân được phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí

Chia sẻ, lan tỏa yêu thương

Kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát







