Thứ bảy, 27/07/2024, 10:24 [GMT+7]

Sử dụng mạng xã hội để phòng, chống tội phạm

Thứ năm, 23/11/2023 - 14:14'
Tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, một số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại với tình trạng vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng diễn biến khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) cho biết, thời gian qua, người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số liên tục bị các đối tượng tội phạm dùng những thủ đoạn lừa đảo, giả mạo cơ quan chức năng, các tổ chức tín dụng và công chức các cơ quan nhà nước để chiếm đoạt tiền. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập các địa chỉ mạng xã hội để lừa tiền người dân đang xảy ra khá phổ biến và ngày càng tinh vi hơn. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo tình hình, đổi mới phương thức cảnh báo hành vi, thủ đoạn các loại tội phạm để người dân biết. 

Biểu tượng của các nền tảng mạng xã hội trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN 

Biểu tượng của các nền tảng mạng xã hội trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN 

Việc sử dụng các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, TikTok để đăng tải, cập nhật những thông tin cảnh báo về tội phạm, hành vi, thủ đoạn phạm tội phù hợp với diễn biến tình hình mới được đánh giá là giải pháp tích cực, mang lại tác động lớn bởi hiện nay, lượng người sử dụng thường xuyên các mạng xã hội này rất đông đảo. Thông tin chính thống của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương được truyền tải qua mạng xã hội giúp nhanh chóng đến được với người dân, mở rộng độ bao phủ, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, qua đó nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân, góp phần đấu tranh với các hoạt động tinh vi của tội phạm mạng. Tuy nhiên, giải pháp này cần được nâng cao hiệu quả hơn nữa, đặc biệt cần truyền thông rộng rãi để người dân biết đến các trang mạng xã hội chính thức của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Thông tin cần được cập nhật thường xuyên, dễ hiểu, dễ nhớ, sát thực, hữu ích, tăng cường tính tương tác, trao đổi. Đồng thời cần ngăn chặn các bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, tin giả, mang tính chất kích động, lan truyền vì mục đích xấu.

Đại biểu Quốc hội bày tỏ mong muốn Bộ Công an và công an các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác nắm tình hình, kịp thời cung cấp đến người dân những thông tin về phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm mạng. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cần được quan tâm hơn, kết hợp giữa truyền thông qua mạng xã hội và các kênh truyền thông đại chúng phổ biến, dành dung lượng, tần suất phù hợp để đăng tải, phát sóng. Qua đó giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân, chủ động phòng ngừa và phối hợp với lực lượng chức năng đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Báo Quân đội Nhân dân

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Thời gian qua, mặc dù tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sìn Hồ có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc đẩy lùi những phong tục tập quán lạc hậu nói chung,...
Khó kiểm soát giết mổ gia súc
Kiểm soát giết mổ gia súc là khâu quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng giết mổ gia súc nhỏ, lẻ và phân tán vì chưa có cơ sở giết mổ tập trung đã và đang...
Một đời tận tụy với ngành Điện
(BLC) - Đó là chị Vương Thị Thanh Thủy - Phó Chánh Văn phòng Công ty Điện lực Lai Châu. Tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với mọi công việc, chị Thủy đã cùng với biết bao thế hệ cán bộ ngành Điện...
Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn
Chiêu trò mời chào, tuyển cộng tác viên làm việc online nhưng thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản để thực hiện nhiệm vụ rồi lừa đảo vẫn tái diễn.