

Ảnh minh hoạ, nguồn Internet.
Tại Khoản 1 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Theo đó, người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm.
- Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có Công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Số người nhận BHXH một lần giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2025

BHXH Việt Nam chỉ đạo tăng cường công tác giám định BHYT tại các địa phương

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm

Từ 1/7, người chưa có lương hưu được nhận trợ cấp hưu trí xã hội

Quy định mới về BHYT đối với quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu

Đề xuất cấp sổ BHXH điện tử và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy

Không gián đoạn công việc trước chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy









