Thứ bảy, 27/07/2024, 07:43 [GMT+7]

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Trần Công Kha thăm, làm việc với các công ty cao su trên địa bàn tỉnh

Thứ sáu, 23/02/2024 - 16:19'
(BLC) - Sáng 23/2, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do ông Trần Công Kha - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại các công ty cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống cán bộ, nhân viên, người lao động.

Cùng đi với đoàn có các ông: Huỳnh Kim Nhựt - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, Chủ tịch Công đoàn Cao su Việt Nam; ông Phạm Hải Dương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn; Huỳnh Tấn Siêu – Trưởng Ban công nghiệp Cao su Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu; đại diện các phòng, ban của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Về phía các công ty cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu có lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, giám đốc các nông trường.

1

Quang cảnh buổi làm việc.

Công ty Cổ phần Cao su (CPCS) Lai Châu đang quản lý 6.945,57ha vườn cao su, trong đó diện tích cao su khai thác 6.089,16ha. Năm 2023, khai thác được 6.317,32 tấn, doanh thu đạt 224.125 triệu đồng. Tháng 7/2023, Công ty chính thức đưa Nhà máy chế biến mủ cao su Lai Châu đi vào vận hành với công suất thiết kế 5.000 tấn mủ SVR10/năm. Năm 2024, Công ty CPCS Lai Châu đề ra các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh gồm: sản lượng cao su khai thác 6.800 tấn; chế biến 7.360 tấn.

Tại buổi làm việc công ty đề nghị tập đoàn sớm có hướng dẫn giúp công ty giải quyết tồn tại trong việc thực hiện dự án trồng rừng thay thế; sớm thoả thuận thanh lý 167,67ha diện tích vườn cây bị sạt lở do mưa lũ năm 2018; hướng dẫn công ty thực hiện hạng mục chi phí hỗ trợ đo đạc, quy chủ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ dân góp đất trồng cao su; mong muốn Tập đoàn cấp kinh phí để mua thiết bị UAV phun thuốc để điều trị bệnh phấn trắng…

2

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu phát biểu tại buổi làm việc.

Công ty CPCS Lai Châu II đang quản lý 4.720,137ha cao su trên địa bàn của 3 huyện: Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè. Năm 2023, sản lượng khai thác được 3.468,29 tấn. Công ty đề nghị lãnh đạo Tập đoàn xem xét hỗ trợ khi công ty triển khai xây dựng Nhà máy chế biến mủ, hiện đang khó khăn về nguồn vốn đầu tư, công ty muốn được tạm ứng nguồn vốn qua hợp đồng tiêu thụ mủ trong năm 2024 để phục vụ đầu tư; sớm được phê duyệt thỏa thuận kế hoạch năm 2024 để công ty có cơ sở triển khai nhiệm vụ...

Công ty CPCS Dầu Tiếng - Lai Châu đang quản lý 1.397,6ha, tổng sản lượng khai thác năm 2023 đạt 148,1 tấn. Công ty mong muốn Tập đoàn xem xét bổ sung chi phí chung vượt dự toán từ năm 2016 – 2022 để công ty có cơ sở huy động vốn góp từ Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng và thực hiện các hạng mục cấp thiết như: sửa chữa đường, hàng rào, thuyền chở mủ...

3

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II báo cáo tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, các đại biểu làm rõ những kiến nghị, vướng mắc, đề xuất các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, trong đó tập trung vào các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động; quản lý vườn cạo, trang thiết bị vật tư đầy đủ cho vườn cây, tăng cường công tác quản lý chất lượng mủ nguyên liệu đảm bảo cho nhà máy chế biến của công ty đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của Tập đoàn; quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường; chủ động trong công tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm; quản lý chặt quy trình, thời điểm cạo mủ…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Trần Công Kha đã chia sẻ những khó khăn của tập thể cán bộ, công nhân viên các công ty cao su đứng chân trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đồng thời biểu dương những nỗ lực vượt khó của các công ty.

4

Ông Trần Công Kha - Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phát biểu kết luận.

Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam mong muốn, Công ty CPCS Lai Châu, Công ty CPCS Lai Châu II, Công ty CPCS Dầu Tiếng – Lai Châu cần tập trung, tìm các giải pháp nhằm đảm bảo vườn cây phát triển tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả;  làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị vật tư; có chính sách bố trí lao động phù hợp, công khai minh bạch tiền lương để người lao động yên tâm gắn bó với công ty; chú trọng đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho lao động. Kiểm tra giám sát quy trình kỹ thuật cạo, các đội sản xuất cần phải quản lý sản lượng theo từng tuần, từng nhát cạo mủ; ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, quản lý chế biến sản lượng mủ; cần quyết liệt thực hiện mô hình quản lý của công ty tinh gọn, hiệu quả; đối với các nhà máy chế biến cần nghiên cứu có các giải pháp đảm bảo về môi trường. Với các kiến nghị, đề xuất của các công ty Tập đoàn sẽ nghiên cứu, tìm các giải pháp để tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Trước đó, đoàn công tác đã thắp hương và viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Lai Châu.

Hà Tĩnh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Thời gian qua, mặc dù tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sìn Hồ có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc đẩy lùi những phong tục tập quán lạc hậu nói chung,...
Khó kiểm soát giết mổ gia súc
Kiểm soát giết mổ gia súc là khâu quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng giết mổ gia súc nhỏ, lẻ và phân tán vì chưa có cơ sở giết mổ tập trung đã và đang...
Một đời tận tụy với ngành Điện
(BLC) - Đó là chị Vương Thị Thanh Thủy - Phó Chánh Văn phòng Công ty Điện lực Lai Châu. Tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với mọi công việc, chị Thủy đã cùng với biết bao thế hệ cán bộ ngành Điện...
Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn
Chiêu trò mời chào, tuyển cộng tác viên làm việc online nhưng thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản để thực hiện nhiệm vụ rồi lừa đảo vẫn tái diễn.