Thứ năm, 28/03/2024, 20:52 [GMT+7]

Lai Châu nỗ lực chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử

Thứ hai, 26/12/2022 - 07:38'
(BLC) - Lai Châu hiện đang đứng trong top 5 tỉnh có tỷ lệ tích hợp dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công Quốc gia cao nhất trong cả nước. Để có được kết quả đó, Lai Châu đã và đang nỗ lực chuyển đổi số, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ đột phá, quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và chương trình chuyển đổi số Quốc gia, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-TU về chương trình chuyển đổi số tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 983/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”… Các cấp, ngành trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình; vai trò và quyền lợi, nghĩa vụ của Nhân dân trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số để Nhân dân tích cực tham gia.

c

Người dân giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số với nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả như: xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển đổi số. Phát triển nền tảng số, dữ liệu số, thúc đẩy chuyển đổi số, bảo đảm an toàn thông tin. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong chuyển đổi số. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Đến nay, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, chữ ký số, thư điện tử công vụ đã được triển khai đồng bộ liên thông 4 cấp. Cổng dịch vụ công - Hệ thống một cửa điện tử tỉnh kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 1.079 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, từng bước giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Cổng, Trang thông tin điện tử, Mạng truyền số liệu chuyên dùng, Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh vận hành 24/7. Ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, tiêu dùng... tạo cơ sở cho việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.

Toàn tỉnh hiện có 32/1.573 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Mạng lưới cáp quang được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn, 38,3% hộ gia đình có đường truyền Internet băng rộng cáp quang. Toàn tỉnh có 1.857 trạm phát sóng với 398.021 thuê bao di động, trong đó 38.564 thuê bao băng rộng di động; 245.899 điện thoại thông minh (đạt 52% dân số và 62% số điện thoại). 

Đồng chí Nguyễn Minh Hiệu - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi số, hạ tầng số phải được xem là yếu tố nền tảng cần được quan tâm, ưu tiên đầu tư sớm đảm bảo sự đồng bộ, hiện đại. Dưới sự định hướng của ngành Thông tin và truyền thông cũng như xu thế của thời đại, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh như: VNPT, Viettel, Mobifone đang dần chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, chuyển dịch từ viễn thông thoại sang data, phổ cập smartphone, phổ cập 5G và triển khai rộng rãi mobilemoney. Trong thời gian tới, ngành Thông tin và truyền thông tiếp tục thực hiện tốt quan điểm của tỉnh là tập trung tăng cường chất lượng kỹ thuật và khả năng đáp ứng của hạ tầng số, bảo đảm khả năng tích hợp, chia sẻ, quản lý và vận hành hiệu quả, phục vụ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đối số đã và đang góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Lai Châu đang nỗ lực phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Từng bước nâng thứ hạng của Lai Châu đạt vị trí thứ 45/63 tỉnh, thành phố trong Bảng xếp hạng đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số vào năm 2025.

Phương Lan

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...