Thứ tư, 01/05/2024, 13:57 [GMT+7]

“Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn”

Thứ năm, 17/03/2016 - 15:37'
(BLC) – Đó là chủ đề Dự án được tổ chức Aide et Action Việt Nam và Viện Tư vấn Phát triển kinh tế xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) tổ chức tại huyện Tam Đường sáng nay (17/3).

Quang cảnh buổi Lễ khởi động Dự án.

Dự án “Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn” có tổng ngân sách khoảng 13 tỷ đồng được thực hiện trong thời gian 3 năm (từ năm 2016 – 2018) nhằm giúp trẻ em dân tộc thiểu số tại các khu vực khó khăn của tỉnh được tiếp cận với nền giáo dục mầm non và tiểu học có chất lượng. Theo đó, 3 xã (Tả Lèng, Nùng Nàng, Khun Há) của huyện Tam Đường được lựa chọn triển khai Dự án. Đối tượng thụ hưởng Dự án gồm 981 trẻ em từ 3 - 5 tuổi, 974 trẻ em từ 5-8 tuổi, 95 giáo viên mầm non, 145 giáo viên tiểu học, 50 cán bộ lãnh đạo địa phương, 3.369 phụ huynh và người trông giữ trẻ, 30.624 thành viên cộng đồng được hưởng lợi gián tiếp từ Dự án gồm anh chị em ruột của các trẻ em thuộc dự án, các gia đình có trẻ nhỏ, họ hàng người thân của các bên liên quan.

Dự án chọn 3 xã trên để thực hiện vì đây là các địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc Mông chiếm 90% dân số. Trẻ em gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập vì rào cản ngôn ngữ; điều kiện kinh tế gia đình khó khăn cùng với phương pháp giảng dạy hạn chế khiến kết quả học tập kém, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng còn diễn ra. Việc triển khai Dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục mầm non và tiểu học có chất lượng cho trẻ em dân tộc thiểu số khó khăn thông qua các hoạt động: tăng cường hiểu biết của chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách; cải thiện phương pháp dạy học bằng tiếng mẹ đẻ một cách phù hợp ở trên lớp; nâng cao khả năng và kiến thức của phụ huynh và cộng đồng về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ…

Mục tiêu đề ra sau 3 năm triển khai giúp trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn tại 3 xã thuộc vùng Dự án được học tập bằng cả Tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ. Giáo viên và trợ giảng được nâng cao phương pháp giảng dạy; giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao khả năng học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn từ 3 - 8 tuổi. Nâng cao năng lực của phụ huynh và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Sau buổi Lễ, các đại biểu đã thăm địa bàn triển khai Dự án tại điểm bản Ma Sao Phìn (xã Khun Há).

Hà Tĩnh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...