Thứ bảy, 05/10/2024, 11:16 [GMT+7]

“Công nghệ gắn với phát triển xanh và bền vững”

Thứ hai, 29/08/2022 - 14:20'
(BLC)  - Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 tại Lai Châu, sáng 29/8, Ban Tổ chức Ngày hội tổ chức Hội thảo Chuyên đề: “Công nghệ gắn với phát triển xanh và bền vững”.  

<> Triển lãm, giới thiệu dự án khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm công nghệ

Đồng chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Giàng A Tính - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; bà Tita Thy Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng Năng lượng Thế giới Việt Nam và chuyên gia của Hội đồng Năng lượng Thế giới Việt Nam; đại diện lãnh đạo 16 Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố; các diễn giả.

Về phía tỉnh Lai Châu có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cùng 37 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, vật liệu.

Quang cảnh Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khẳng định: Lai Châu có nhiều tiềm năng, thế mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đã xác định, tỉnh Lai Châu ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, trồng rừng, trồng dược liệu, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong tình hình khí hậu có nhiều biển đổi như hiện nay.

Lai Châu đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có thế mạnh. Điển hình như: phát triển nông, lâm nghiệp (mắc ca, trồng rừng sản xuất, phát triển dược liệu...); công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát triển du lịch; đầu tư các dự án điện gió...

Về phía tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục được đón các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu và đến đầu tư tại tỉnh với những công nghệ hiện đại gắn với phát triển xanh và bền vững. Đồng thời, mong muốn có sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân cùng quan tâm đến sự phát triển bền vững.

Đồng chí Giàng A Tính phát biểu khai mạc Hội thảo.

Đồng chí Giàng A Tính - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu khai mạc Hội thảo.

Các đại biểu được nghe 4 báo cáo tham luận của các chuyên gia liên quan đến chủ đề: “Công nghệ gắn với phát triển xanh và bền vững”. Đó là: Thí điểm xây dựng bộ chỉ số: “Tam giác vàng năng lượng” và “Chuyển đổi năng lượng: Giải pháp và ứng dụng cho Lai Châu” của Hội đồng Năng lượng Thế giới Việt Nam; “Mô hình làng thông minh gắn với năng lượng, chuyển đổi số nông thôn, định hướng phát triển xanh bền vững” của Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số; Công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm và giải pháp bảo vệ môi trường của Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.

Các tham luận đã thể hiện rõ góc nhìn toàn diện hơn đối với các công nghệ hiện đại đang được áp dụng ở một số ngành công nghiệp.

Đối với phần thảo luận do bà Tita Thy Nguyễn Chủ tịch Hội đồng Năng lượng Thế giới Việt Nam và ông Nguyễn Việt Hưng - Chuyên gia Hội đồng Năng lượng Thế giới Việt Nam chủ trì tập trung vào nội dung: thúc đẩy phát triển năng lượng xanh; phát triển kinh tế số; kinh nghiệm, giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; công tác quản lý nhà nước; thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đại biểu tham gia thảo luận.

Đại biểu tham gia thảo luận. 

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước của một số tỉnh: Bắc Giang, Sơn La, Thừa Thiên Huế; các huyện: Nậm Nhùn, Phong Thổ (tỉnh Lai Châu); các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, vật liệu, công nghệ (Công ty Cổ phần Sông Đà 705, Công ty Cổ phần năng lượng Nậm Na 3, Công ty Cổ phần kinh doanh ximăng Miền Bắc…) chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thu hút đầu tư và nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh; quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng công nghệ cao; đầu tư lĩnh vực thủy điện, phát triển điện gió; chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường…

Kết luận Hội thảo.

Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ Phạm Hồng Quất phát biểu kết luận Hội thảo.

Kết luận Hội thảo, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ Phạm Hồng Quất đề nghị tỉnh Lai Châu nên có đầu mối để đánh giá thí điểm các dự án trước khi đề xuất lên Trung ương. Trong thời gian chờ chủ trương chính sách lớn của Nhà nước, tỉnh cần vận dụng linh hoạt cơ chế thí điểm áp dụng cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Khi tiến hành khảo sát thực tế địa bàn cần sự bàn thảo cụ thể với đối tác, đơn vị, chủ thể để thống nhất phương án trước khi đề xuất tỉnh, các cấp có thẩm quyền cho chủ trương triển khai thí điểm dự án.

Nhóm P.V

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn
Bố trí dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, huyện Tam Đường đang đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án từ...
Vì sự nghiệp “trồng người”
19 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao, từ lòng yêu nghề và năng lực chuyên môn vững, cô giáo Phùng Thuý Phương - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bản Hon (xã Bản Hon, huyện Tam...