Thứ ba, 23/04/2024, 13:57 [GMT+7]

Hội thảo định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022-2025

Thứ hai, 25/10/2021 - 15:32'
(BLC) - Hội thảo được UBND tỉnh tổ chức sáng ngày 25/10. Đồng chí Giàng A Tính - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, thành phố, các Ban HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh... dự Hội thảo.

Theo dự thảo Nghị quyết Ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 của HĐND tỉnh sẽ có 4 Chương, 33 Điều. Dự thảo Nghị quyết này sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa XV sắp tới. Dự thảo Nghị quyết quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước áp dụng cho ngân sách năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách năm 2022-2025 trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đối tượng áp dụng gồm cơ quan đảng, đoàn thể, sở, ban, ngành tỉnh, huyện, thành phố; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo.

Theo nguyên tắc áp dụng định mức phân bổ của NSĐP đã bao gồm toàn bộ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương, địa phương ban hành đến ngày 1/9/2021 và đảm bảo tính đủ mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP áp dụng đối với cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo cơ cấu chi lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản đóng góp theo lương 70%, chi cho hoạt động quản lý hành chính 30%.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo cơ cấu chi lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản đóng góp theo lương 75%, chi cho hoạt động quản lý hành chính 25%. Đối với chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo cơ cấu chi lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản đóng góp theo lương 85%, chi thường xuyên cho hoạt động phục vụ giảng dạy và học tập 15%. Trường hợp chi lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản đóng góp theo lương vượt tỷ lệ quy định sẽ được bổ sung để đảm bảo mức tối đa theo tỷ lệ nêu trên và chỉ tính bù theo mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Đồng chí Hà Văn Sơn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho rằng việc chi đặc thù 3 tỷ đồng cho các huyện hằng năm ít cần được nâng lên.

Đồng chí Hà Văn Sơn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho rằng việc chi đặc thù 3 tỷ đồng cho các huyện hằng năm ít cần được nâng lên.

Với tinh thần cởi mở vì mục tiêu chung nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và khả năng cân đối NSĐP, trên cơ sở nội dung dự thảo Nghị quyết, các đại biểu đồng tình với dự thảo định mức mới. Một số ý kiến cho rằng: Cần phân bổ chi cho an ninh quốc phòng phù hợp với thực tiễn hiện nay; việc phân bổ định mức chi cho sự nghiệp giáo dục đối với địa bàn huyện Nậm Nhùn còn thấp; nghiên cứu định mức phân bổ thêm cho các xã theo khu vực và đối tượng bảo trợ xã hội; việc chi đặc thù 3 tỷ đồng cho các huyện hằng năm ít, cần được nâng lên; xem xét đưa thêm nội dụng chi khen thưởng vào định mức chi cho sự nghiệp giáo dục; nâng định mức phân bổ theo tiêu chí dân số là 40 triệu đồng/xã biên giới/năm lên 50 triệu đồng; định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã biên giới trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ bằng với huyện Mường Tè là 4 tỷ đồng/xã/năm. Điều chỉnh cơ cấu chi lương, khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản đóng góp theo lương đối với cấp huyện giảm từ 75% xuống 70%, chi cho hoạt động quản lý hành chính tăng từ 25% lên 30%; định mức phân bổ chi cho sự nghiệp phát thanh - truyền hình 104 triệu đồng/biên chế/năm thấp so với thực tế hiện nay…

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Giàng A Tính nhấn mạnh, việc xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP năm 2022 đảm bảo phù hợp với quy định của Luật ngân sách Nhà nước; kế thừa những mặt tích cực của định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2017, khắc phục những vướng mắc và đảm bảo khả thi trong tổ chức thực hiện. Đồng thời tăng quyền hạn và trách nhiệm, tính chủ động của các sở, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể tỉnh và các địa phương trong quản lý ngân sách; khuyến khích các huyện, thành phố tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư, chủ động bố trí dự toán để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Tài chính tiếp thu tổng hợp các ý kiến của đại biểu nhất là các ý kiến cần phải điều chỉnh và có giải trình, giải thích bằng văn bản; các ý kiến đề nghị tăng định mức cần chia sẻ với tỉnh do khó khăn chung hiện nay...

Phương Ly

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Trở về từ lầm lỡ
Những người đã một thời sa chân vào vũng lầy của thuốc phiện, ma túy mà rút chân lên được đã là đáng khâm phục. Nhưng có người còn tiếp tục vươn lên, trở thành điển hình, là đảng viên, bí thư chi...