Chủ nhật, 05/05/2024, 03:27 [GMT+7]

Khó tìm đầu ra cho quả sơn tra ở Làng Mô

Thứ ba, 03/10/2023 - 10:26'
(BLC) - Xã Làng Mô (huyện Sìn Hồ) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây sơn tra (hay còn gọi là cây táo mèo) phát triển. Từ năm 2015 đến nay, người dân địa phương đã mở rộng diện tích trồng loại cây này lên trên 109ha. Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tìm đầu ra cho quả sơn tra.

Cây sơn tra ở xã Làng Mô trồng tập trung ở các bản: Tù Cù Phìn, Tà Cù Nhè, Làng Mô và Sang Sông Hồ. Do phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng cao. Hiện xã có khoảng 109ha cây sơn tra, trong đó có 87ha trồng mới theo Dự án trồng rừng thay thế, UBND xã đã phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Nậm Na (huyện Sìn Hồ) vận động được 154 hộ gia đình tham gia. Thời điểm những năm trước khi cây mới cho thu hoạch thì sản phẩm từ cây sơn tra có giá trị, sau mỗi vụ người dân đều có thêm nguồn thu nhập.

Đại diện chính quyền xã Làng Mô bàn phương án tiêu thụ quả sơn tra với người dân.

Tuy nhiên từ năm 2020 đến nay quả sơn tra gặp trở ngại trong việc tìm đầu ra mở rộng thị trường tiêu thụ, giá bán sản phẩm tươi và qua chế biến cũng giảm mạnh do biến động từ thị trường, thị yếu của người tiêu dùng và nhiều yếu tố phụ khác khiến người dân trên địa bàn xã lo lắng, các hộ trồng, chăm sóc cây sơn tra hiện đang gặp nhiều khó khăn. Được biết, quả sơn tra từ lâu là sản phẩm được nhiều người lựa chọn để làm thuốc, ngâm rượu hay chế biến thành các loại đồ uống giải khát.

Ông Vàng A Chu - người dân bản Tù Cù Phìn cho biết: Năm 2016 gia đình tôi chuyển đổi 1,6ha đất trồng lúa nương và rau màu sang trồng sơn tra theo “Dự án phát triển rừng, giống cây đặc sản giai đoạn 2015-2020”. Dù cây đã cho thu hoạch sản lượng và chất lượng tốt, nhưng 3 năm nay gia đình luôn gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Riêng vụ năm nay dù quả sơn tra đã chín rộ nhưng vì khả năng tiêu thụ thấp nên gia đình tôi chưa hái.

Nhiều vườn Sơn Tra tại xã Làng Mô không được chăm sóc do hiệu quả kinh tế thấp.

Đa phần các hộ tham gia trồng chăm sóc cây sơn tra tại xã Làng Mô đều đang phải đối mặt với việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Cũng theo anh Vàng A Sáng - người dân bản Tù Cù Phìn (xã Làng Mô) chia sẻ: Hiện bà con rất cần chính quyền có giải pháp để hỗ trợ tìm được phương án xử lý. Vì thời điểm hiện tại đa phần các cây sơn tra của gia đình anh cũng như của người dân trong bản đều trong khoảng 7-10 tuổi, đây đang là thời điểm cây cho chất lượng quả tốt nhất...

Trước đây nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn xã Làng Mô phụ thuộc chủ yếu vào trồng ngô, lúa, cây sơn tra là loại cây ăn quả mọc hoang, không ai nghĩ đến giá trị mà nó mang lại. Sau khi tỉnh, huyện triển khai trồng với quy mô lớn, xã tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký trồng để được hỗ trợ cây giống. Đây là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ trên 40 năm, không tốn công chăm sóc, đất trồng chủ yếu là đất nương trồng lúa, ngô truyền thống... Tuy nhiên do hiện tại không tìm được thị trường tiêu thụ ổn định nên người dân đang mong muốn các cơ quan chuyên môn của huyện hỗ trợ  tìm đầu ra cho sản phẩm và định hướng để bà con chuyển đổi sang giống cây trồng mới.

Với giá bán quả sơn tra hiện nay khoảng 3 - 5 nghìn đồng/kg trong khi chỉ một số ít được thu mua bởi các hợp tác xã chế biến tại địa phương, thì có thể thấy sơn tra đang không mang lại nhiều giá trị về kinh tế cho người dân địa phương.

Ông Giàng A Mềnh - Bí thư Đảng ủy xã Làng Mô cho biết: "Thời gian qua, người trồng sơn tra trong xã gặp khó khăn trong tiêu thụ quả, giá thành thấp, người dân trong xã đã cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm nhưng không hiệu quả. Hiện nhiều hộ đã không còn đất canh tác để phát triển các giống cây trồng mới phù hợp thị trường… Cấp ủy, chính quyền xã kiến nghị với các phòng, ban chuyên môn của huyện, tỉnh tìm đầu ra ổn định cho quả sơn tra để người dân yên tâm gắn bó với cây trồng này”.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ, tận dụng mạng xã hội, các kênh kết nối trực tuyến để quảng bá sản phẩm. Điều này phần nào giúp mở rộng thị trường cho nông sản nói chung và quả sơn tra nói riêng. Việc thu hút các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sẽ giúp người dân ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên người dân cũng cần làm mới sản phẩm của mình, để phù hợp với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

Mạnh Hùng

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...