Thứ năm, 12/12/2024, 20:25 [GMT+7]

Thương mại điện tử - Tạo đột phá trong phát triển kinh tế

Thứ tư, 15/11/2023 - 21:53'
(BLC) - Hoà trong bối cảnh nền kinh tế số của cả nước, thời gian qua, Sở Công thương đồng hành cùng các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tiếp cận thương mại điện tử, tạo đột phá trong phát triển kinh tế. Qua đó, thúc đẩy hoạt động quảng bá tiêu thụ sản phẩm OCOP, kết nối thị trường hàng hoá, xuất khẩu lao động ra các nước trên thế giới.

Thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên thị trường. Thời gian qua, các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh quan tâm, đầu tư thiết bị và đào tạo nhân lực tận dụng nền tảng thương mại điện tử trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Sở Công thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Qua đó, các tổ chức, cá nhân hiểu được vị trí, vai trò, lợi ích của thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Đồng thời, phổ biến kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại số. Đây là hình thức thương mại tiên tiến, hiện đại, đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội được hưởng lợi.

Quang cảnh lớp tập huấn nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023 của Sở Công thương tổ chức.

Quang cảnh lớp tập huấn nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023 do Sở Công thương tổ chức.

Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh linh hoạt trong ứng dụng công nghệ thông tin trên phần mềm điện thoại thông minh, máy tính, laptop để cài đặt Website, sàn thương mại điện tử, facebook, livestream… phù hợp với khả năng, điều kiện kinh doanh của từng lĩnh vực. Nhờ đó, tạo bước chuyển biến rõ nét, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân gắn thương mại điện tử với cuộc sống thường ngày, tạo đột phá trong phát triển kinh tế đời sống như: giới thiệu, mua, bán hàng hoá; kết nối hoàn tất thủ tục xuất khẩu lao động; kết nối du lịch, giới thiệu việc làm.

Năm 2022, tổng doanh thu bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử của tỉnh đạt 145 tỷ đồng bằng 2% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, tổng doanh thu bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử của tỉnh tăng lên 167 tỷ đồng. 

Chị Vũ Thị Hằng - Giám đốc Văn phòng Chi nhánh Lai Châu thuộc (Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Nhân lực Quốc tế Bình Minh - Hà Nội) ở đường 30/4, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu. Chị thường xuyên học hỏi trên zalo, facebook, tiktok để ứng dụng nền tảng số vào thực tế công việc chuyên môn. Từ đầu năm 2023 đến nay, chị hoàn thiện gần 100 hồ sơ cho lao động trên địa bàn tỉnh đi học tập, làm việc tại các quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Châu Âu. Để đạt kết quả trên, chị được Sở Công thương tập huấn kiến thức về các sàn giao dịch điện tử, từ đó nâng cao kỹ năng, hoàn tất thủ tục, hồ sơ cho lao động trên nền tảng số.

Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh mua, bán trên các sàn thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc... Việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh trên nền tảng công nghệ số đạt được kết quả tích cực, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Các sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản mang thương hiệu của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước như: Shopee, Lazada, tiktok.

Việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn, trang thương mại điện tử đã giúp các hộ kinh doanh, cá nhân được tiếp cận với khách hàng nhiều hơn, quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đặc biệt, dần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân theo hướng mua sắm trực tuyến, góp phần giảm thời gian đi lại, phát huy tốt vai trò kết nối cung, cầu.

Tuy nhiên, thương mại điện tử đang là lĩnh vực mới, phát triển nhanh, một số doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện. Thời gian tới, Sở Công thương tiếp tục giới thiệu các trang thương mại điện tử để tập thể, cá nhân trên địa bàn quảng bá, đưa sản phẩm của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử, đáp ứng với yêu cầu phát triển chung của cả nước, tạo đột phá trong phát triển kinh tế địa phương khởi sắc.

Thu Minh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Cần thực hiện nghiêm túc hơn
Dù hầu hết các đơn vị kinh doanh xăng, dầu đã chấp hành quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế; nhưng thực tế, trên địa bàn tỉnh còn số lượng...
Tấm gương chiến sĩ Công an học tập và làm theo lời Bác
Ham học hỏi và hết lòng với công việc đã giúp Đại úy Vừ A Di - Phó Trưởng Công an xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Anh trở thành tấm gương sáng trong...