Chủ nhật, 28/04/2024, 00:25 [GMT+7]

Quân - dân đồng lòng giữ vững biên cương

Thứ hai, 31/07/2023 - 21:58'
(BLC) - Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh giai đoạn 2019 - 2025, với nhiều hoạt động song hành thiết thực, ý nghĩa, hội viên, nông dân khu vực biên giới của tỉnh đã đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ biên giới Tổ quốc.

Sinh ra và lớn lên tại bản Sân Bay, xã biên giới Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, anh Giàng A Khá (SN 1992) xác định rõ hướng phát triển kinh tế để làm giàu ngay tại quê hương. Năm 2021, anh nghiên cứu, đầu tư mô hình nuôi dúi sinh sản và thương phẩm với số vốn khởi điểm 60 triệu đồng. Là vật nuôi mới, trong quá trình thực hiện, anh chủ động đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Cán bộ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, Hội Nông dân tỉnh và huyện thường xuyên hỗ trợ, tư vấn kiến thức chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.

22

Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh kiểm tra mô hình nuôi dúi của anh Giàng A Khá - bản Sân Bay, xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ).

Anh Khá chia sẻ: Trên địa bàn tỉnh, phong trào nuôi dúi rất phát triển. Mô hình của tôi có thể nói là đi sau nhưng lại có nhiều thuận lợi khi được cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức hội nông dân, BĐBP quan tâm, đồng hành. Đến nay, tôi nhân rộng 50 cặp dúi bố mẹ và trên 100 con dúi thương phẩm. Riêng năm 2022, cung cấp ra thị trường 140 con dúi thương phẩm và dúi giống, thu nhập hơn 100 triệu đồng. Cùng thời điểm đó, tôi mạnh dạn nuôi cầy vòi mốc. Sau 1 năm nuôi, đàn cầy vòi mốc tăng lên 16 con và cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm.

Từ mô hình kinh tế hiệu quả của anh Khá, đến nay, trong xã có thêm 2 hộ bắt đầu triển khai nuôi dúi và cầy vòi mốc. Riêng gia đình anh Khá tự nguyện hiến 550m2 đất làm tuyến đường vào Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ và bản Chí Sáng; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của bản, của xã phát động.

Đây chỉ là một trong rất nhiều điển hình phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu cho gia đình và cộng đồng thông qua sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh và BĐBP thời gian qua.

… thăm mô hình trồng lê của người dân xã Giang Ma, huyện Tam Đường.

… thăm mô hình trồng lê của người dân xã Giang Ma, huyện Tam Đường.

Được biết, Hội Nông dân và BĐBP tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương, thống nhất triển khai nội dung chương trình phối hợp. Theo đó, Hội Nông dân cấp huyện phối hợp với các đồn biên phòng tham mưu cấp ủy, chính quyền xã biên giới tuyên truyền, vận động, hỗ trợ mô hình chăn nuôi, trồng trọt giúp hội viên, nông dân thuận lợi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cho vay vốn, hỗ trợ giải quyết việc làm; xây mới và duy trì phát triển các mô hình: “Xây dựng chi hội vững mạnh”, “Nhà sạch, khuôn viên đẹp”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Hoạt động văn hóa, an sinh xã hội được quan tâm, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều thực hiện gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng. Từ năm 2019 đến nay, cán bộ, chiến sỹ biên phòng, hội viên, nông dân tham gia góp trên 227 nghìn ngày công sửa 62,2km đường giao thông, mở mới 48,9km đường nội bản; làm mới 18km mương thủy lợi, hiến 463.748m2 đất làm đường xây dựng nông thôn mới; huy động, quyên góp, hỗ trợ trên 9 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, tổ chức 42 lớp đào tạo nghề cho 1.250 lao động nông thôn; tổ chức 155 đợt tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho hàng nghìn lượt hội viên, nông dân. Riêng khu vực biên giới đã mở các lớp dạy nghề và thực hiện mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật tại 15 trong tổng số 22 xã.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu với Hội Nông dân tỉnh.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh với Hội Nông dân tỉnh.

Cũng từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, đến hết năm 2022, số hộ dân tại các xã biên giới của tỉnh đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp là 5.567 hộ; tạo việc làm cho trên 7.000 lượt lao động nông thôn có việc làm thường xuyên và theo mùa vụ; hơn 2.000 lượt hộ hội viên nông dân nghèo được hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, giống, sức kéo, kinh nghiệm sản xuất.

Tính đến hết ngày 31/5/2023, từ quỹ Hỗ trợ nông dân, tại các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè đang triển khai 29 dự án với dư nợ trên 12 tỷ đồng cho 204 hộ vay vốn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác thông qua tổ chức hội nông dân tại 21/23 xã biên giới với 3.121 hộ vay vốn từ 88 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Các chương trình “Chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Nâng bước em tới trường – Con nuôi đồn biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng ân bản” đã và đang được BĐBP tích cực triển khai, lan tỏa, tô thắm hình ảnh người lính Cụ Hồ trong lòng dân.

Khi bài toán kinh tế có lời giải tạo thuận lợi cho công tác dân vận trong xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới và tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn trật tự trên địa bàn khu vực biên giới đối với các cấp hội nông dân, chính quyền địa phương và BĐBP. Gần 5 năm qua, hội viên, nông dân địa bàn biên giới của tỉnh đã phát hiện, cung cấp cho BĐBP 517 tin có giá trị; thành lập 90 mô hình tự quản an ninh trật tự. 90 tập thể với 159 hộ gia đình và 670 thành viên đăng ký tham gia tự quản 241,135km đường biên giới; 61 tập thể với 150 hộ gia đình, 642 thành viên đăng ký tham gia tự quản 77 mốc quốc giới, 2 công trình biên giới. 203 tổ với 1.229 thành viên đăng ký tham gia an ninh trật tự bản và 18.141 hộ ký cam kết thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới…

… thăm mô hình trồng cây địa lan của bà con xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ.

… thăm mô hình trồng cây địa lan của bà con xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ.

Đại tá Lê Công Thành - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh khẳng định: Sự phối hợp giữa 2 đơn vị đã góp phần quan trọng xây dựng địa bàn 22 xã biên giới vững mạnh. Là chỗ dựa tin cậy của nhân dân các dân tộc trong nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, mối đoàn kết dân – quân, nhân dân với BĐBP nói riêng. Từ đó, xây dựng khu vực biên giới phát triển toàn diện, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ổn định, vững mạnh, biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Hồng Thắm - Phương Ly

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...