Thứ sáu, 26/04/2024, 19:01 [GMT+7]

Thế giới có gần 240 triệu ca nhiễm COVID-19

Thứ năm, 14/10/2021 - 16:12'
Tính đến sáng 14/10, thế giới ghi nhận 239.906.316 ca nhiễm COVID-19, với 4.888.701 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu Âu là khu vực có thêm nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất, với 175.435 ca; thấp nhất là châu Đại dương, với 2.744 ca.

Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho lái xe tại Gaborone, Botswana, ngày 12/14/2021. (Ảnh: Xinhua)

Còn về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 14/10 cho thấy, hiện toàn thế giới có 217.245.478 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 17.772.137 ca bệnh đang điều trị thì có 17.691.489 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 80.648 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan sang 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất. 

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 60.867.401 trường hợp, trong đó có 1.252.035 ca tử vong và 55.665.472 ca được điều trị khỏi.

Hiện Bắc Mỹ có 54.742.138 ca nhiễm bệnh, trong đó có 1.112.773 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 45.546.217 ca nhiễm và 739.762 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 14/10, Nam Mỹ có 38.068.228 ca nhiễm COVID-19, với 1.161.970 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 21.597.949 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Dù số ca mắc mới theo ngày đã có dấu hiệu thuyên giảm, song châu Á vẫn tiếp tục là “điểm nóng dịch bệnh trên thế giới”, với 77.480.525 ca nhiễm COVID-19. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trong khu vực soạn thảo lộ trình mở cửa trong điều kiện “bình thường mới’.

Tính đến sáng 14/10, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.483.495 trường hợp, trong đó có 215.165 ca tử vong và 7.800.909 ca bình phục.

Hiện châu Đại Dương có 263.808 ca nhiễm COVID-19, với 3.294 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 133.444 ca, tiếp theo sau là Fiji với 51.648 ca.

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 14/10, hiện 47,7% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 6,56 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 21,65 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vẫn diễn ra không đồng đều, khi số người được ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp chỉ được cải thiện khiêm tốn, hiện ở mức 2,5%.

Trong một diễn biến tích cực, Ấn Độ mới đây đã nối lại việc xuất khẩu một lượng nhỏ vaccine COVID-19 và sẽ gia tăng đáng kể hoạt động xuất khẩu trong vài tháng tới khi nguồn dự trữ trong nước tăng lên và nhu cầu tiêm chủng giảm dần. Đến nay Ấn Độ đã xuất khẩu trở lại khoảng 4 triệu liều vaccine COVID-19. Ông V.K. Paul, người đứng đầu ủy ban đặc trách của Chính phủ Ấn Độ về phòng chống COVID-19, tin tưởng lượng vaccine do Ấn Độ cung cấp cho các nước có thể sẽ dồi dào trong thời gian tới và vai trò sản xuất vaccine của Ấn Độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với đại dịch COVID-19. Ấn Độ hiện là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.

Cập nhật Thứ năm, 14/10/2021 09:20 (GMT+7)/T.Lan/dangconsan.vn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Trở về từ lầm lỡ
Những người đã một thời sa chân vào vũng lầy của thuốc phiện, ma túy mà rút chân lên được đã là đáng khâm phục. Nhưng có người còn tiếp tục vươn lên, trở thành điển hình, là đảng viên, bí thư chi...