Thứ sáu, 19/04/2024, 21:00 [GMT+7]

Thế giới có gần 259 triệu ca nhiễm COVID-19

Thứ tư, 24/11/2021 - 09:46'
Tính đến sáng 24/11, thế giới ghi nhận 258.967.173 trường hợp mắc COVID-19, với 5.181.806 ca tử vong. Làn sóng dịch bệnh bùng phát mạnh khiến một lần nữa, châu Âu trở thành “tâm dịch” của thế giới. Tình huống này buộc nhiều nước phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng đang có dấu hiệu chậm lại, đồng thời cân nhắc tái áp đặt các biện pháp phòng dịch.

Người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch khi tới khu Chợ Giáng sinh trên tuyến phố Breitscheidplatz ở thủ đô Berlin (Đức), ngày 22/11/2021.  (Ảnh: Xinhua)

Còn về diễn biến dịch bệnh, số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 24/11 cho thấy, hiện toàn thế giới có 234.275.647 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 19.509.720 ca bệnh đang điều trị thì có 19.428.119 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 81.601 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 71.130.573 trường hợp, trong đó có 1.388.045 ca tử vong và 63.103.970 ca được điều trị khỏi.

Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 336.718 ca nhiễm mới, cao nhất xét trên quy mô các khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lan rộng, nhiều nước châu Âu quyết định “mạnh tay hơn” với những người chưa chịu tiêm chủng, đồng thời cân nhắc tới khả năng tái áp đặt các biện pháp phòng dịch.

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 24/11, hiện 53,4% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 7,74 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 27,15 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vẫn diễn ra không đồng đều, khi số người được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp chỉ được cải thiện khiêm tốn, ở mức 5%. 
Trong thời gian tới EU sẽ cập nhật chứng chỉ COVID-19 để đảm bảo việc đi lại của công dân không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế áp đặt ở một số quốc gia do sự bùng phát các trường hợp mắc bệnh trước kỳ nghỉ lễ cuối năm. Ủy viên Y tế châu Âu Stella Kyriakides đang cập nhật các khuyến nghị và sẽ trình bày các đề xuất của mình trong những ngày tới.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh EU phải phối hợp hành động, nhưng cũng phải tiếp tục các chiến dịch tiêm chủng. Theo một người phát ngôn của EC, sự khác biệt rất lớn cũng được ghi nhận trong EU, với tỷ lệ tiêm chủng dưới 30% ở một số quốc gia thành viên. Hiện nay, 1/3 người dân châu Âu chưa được tiêm phòng đầy đủ, điều này tạo thuận lợi cho virus lây lan mạnh.

Hiện Bắc Mỹ có 58.453.837 ca nhiễm bệnh, trong đó có 1.184.678 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 48.819.705 ca nhiễm và 795.883 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 24/11, Nam Mỹ có 38.847.589 ca nhiễm COVID-19, với 1.178.952 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 22.030.182 ca nhiễm.

Tại châu Á, tình hình dịch dường như được cải thiện khi số ca nhiễm mới giảm, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng, mở đường cho các nước soạn thảo lộ trình mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh. Hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại khu vực này là 81.511.270 trường hợp, với 1.2003.630 ca tử vong và 78.754.312 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.533.328 ca bệnh đang điều trị thì có 28.973 ca trong tình trạng nghiêm trọng.

Ngày 23/11, Nội các Thái Lan hông qua kế hoạch của Cục Kiểm soát Dịch bệnh mua thêm 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ), đồng thời hy vọng có vaccine thế hệ mới của Pfizer phù hợp với trẻ em. Dự kiến, Thái Lan sẽ nhận được 155,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay, vượt xa mục tiêu 100 triệu liều mà Chính phủ đặt ra vào tháng 4. Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã đặt mục tiêu mới phải đạt được trước cuối năm nay là 80% dân số được tiêm ít nhất một mũi và 70% dân số được tiêm đủ hai mũi.

Trung tâm Thông tin và Giáo dục Y tế, Bộ Y tế Lào cũng vừa cho biết đã có 64,5% người trưởng thành tại nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 3,6 triệu người tại Lào đã được tiêm mũi 1 vaccine ngừa COVID-19, chiếm hơn 50% dân số trưởng thành và hơn 3 triệu người đã tiêm đủ 2 liều, tương đương gần 42% dân số, trong đó thủ đô Viêng Chăn có số người được tiêm vaccine cao nhất cả nước với tỷ lệ 90%. Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cao được coi là tiền đề giúp Lào mở cửa trở lại đất nước trong thời gian tới.

Tính đến sáng 24/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.667.015 trường hợp, trong đó có 222.377 ca tử vong và 8.049.625 ca bình phục. Trong tổng số 395.013 ca đang điều trị thì có 1.896 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 2.931.042 ca nhiễm COVID-19 và 89.635 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 1.395 ca nhiễm COVID-19. Hiện khu vực này có tổng số 356.168 trường hợp ca mắc COVID-19, với 4.109 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 200.651 ca, tiếp theo sau là Fiji với 52.468 ca./.

Cập nhật Thứ tư, 24/11/2021 08:16 (GMT+7)/T.L/dangcongsan.vn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh
Bệnh dại truyền nhiễm do vi-rút, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm, bệnh này sẽ gây tử vong 100% nếu không được tiêm phòng. Hầu hết các trường hợp bệnh dại hoặc nghi nhiễm...
Cán bộ mặt trận tiêu biểu
Nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy, đó không chỉ là nhận xét của cấp ủy, chính quyền địa phương dành cho bà Ngô Thị An - Trưởng Ban Công tác mặt trận, Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 8 (phường Quyết...