Thứ năm, 09/05/2024, 09:05 [GMT+7]

Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người Si La

Thứ ba, 30/01/2024 - 14:58'
(BLC) - Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi có dịp hòa mình với không khí tưng bừng của Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện Mường Tè. Trong các hoạt động của chương trình chào mừng, Lễ hội mừng cơm mới “Ồ ứng khẹ ê” của dân tộc Si La được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND huyện Mường Tè phối hợp phục dựng và duy trì. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm phát huy, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, đặc sắc các dân tộc trên mảnh đất biên cương thượng nguồn sông Đà.

1

Dân tộc Si La là dân tộc thiểu số dưới 1.000 người, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Tè người Si La đang sinh sống tại hai bản Seo Hai và Sì Thâu Chải, xã Kan Hồ với dân số khoảng trên 600 người. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

2

C

Với đồng bào người Si La, ngày cúng mừng cơm mới thường diễn ra vào ngày ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc ngày Thìn tháng Tám âm lịch hằng năm. Việc chuẩn bị cho ngày lễ sẽ được diễn ra theo sự phân công của trưởng họ hoặc chủ trong từng gia đình, thông thường là người già. Họ triệu tập con cháu trong gia đình phân công các phần việc cho từng thành viên. Những người phụ nữ được phân công xuống suối bắt cua và lên nương lấy bông lúa, y dĩ đem về làm lễ; những người đàn ông thì đi quăng chài bắt cá và lên rừng bắt sóc.

 

b

Mục sở thị nghi lễ cúng chúng tôi được biết, lễ vật trong mâm cúng gồm có: 1 gói thịt sóc, 1 gói cá, 1 gói cua, 3 bông lúa, 3 bông ý dĩ. Sau khi các vật cúng được đặt xong, mâm cúng được đặt dưới chân bàn thờ. Bàn thờ của dân tộc Si La đặt ngay cạnh của phòng của người trưởng họ hoặc chủ gia đình để làm nghi thức cúng tổ tiên, thần linh. Nghi thức này những người chủ hộ trong dòng họ phải có mặt để cúng. Tại lễ cúng, người cúng giới thiệu về những lễ vật và mời ông bà, tổ tiên các vị thần về dự lễ mừng cơm mới, cầu mong tổ tiên và các vị thần linh phù hộ cho gia đình, con cháu có một vụ mùa tươi tốt, gia đình có thóc lúa nhiều, mọi người khoẻ mạnh, gặp nhiều may mắn.

bb

Lễ cúng kết thúc, những người trong họ ăn cơm cùng thầy cúng ngay tại mâm cúng trước cửa phòng của gia chủ. Các khách quý và bạn bè ăn các mâm tiếp theo. Mọi người cùng nâng chén trong những tiếng “xơ” quen thuộc thay cho lời chúc tốt đẹp nhất để cầu một vụ mùa năm sau bội thu. Trong bữa ăn, mọi người cùng hóa giải những hiềm khích giữa các cá nhân, các gia đình trong bản. Khi đã say trong men rượu là lúc diễn ra hát giao lưu, đối đáp giữa chủ nhà và khách đến mừng cơm mới hoặc tham gia giao lưu văn nghệ tại nhà văn hóa bản với những lời ca, điệu múa mang đậm bản sắc của dân tộc Si La.

v

Nghi Lễ mừng cơm mới của người Si La đã kết thúc trong nắng chiều, những lời dịch của nghệ nhân Hù Cố Xuân trong câu hát được các diễn viên biểu diễn: “Hôm nay, đến tết cơm mới, anh em đông đủ cùng nhau chung vui, cầu mong nhà ai cũng nhiều sức khỏe, có mùa lúa bội thu, cùng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống…” giúp chúng tôi cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong Lễ mừng cơm mới của bà con Si La, họ đang nỗ lực lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình".

Hà Dũng - Ngọc Duy

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Trọn chữ “tâm” với hoạt động công đoàn
(BLC) - Theo danh sách những điển hình trong hoạt động công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh cung cấp, chúng tôi tìm gặp chị Bùi Thị Kim Liễu (Quản đốc Nhà máy chế biến Chè Lai Châu, Chủ tịch Công...