
Ấn tượng bản văn hoá du lịch San Thàng 1

![]() |
Các nghề thủ công truyền thống ở bản văn hoá San Thàng 1 là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch. Trong ảnh: Say bột làm bánh. |
Ngày 25/9/2009, bản San Thàng 1, xã San Thàng, thị xã Lai Châu chính thức được công nhận là Bản văn hoá – du lịch (giai đoạn 1). Là bản mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Giáy, việc xây dựng phát triển bản San Thàng 1 theo hướng du lịch là một hướng đi đúng.
San Thàng 1 hôm nay đã thay da đổi thịt. Theo con số thống kê mới nhất, cả bản có 60 hộ dân thì chỉ còn 3 hộ thuộc diện nghèo. Sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cộng với sự nỗ lực của người dân đã đưa San Thàng 1 thoát khỏi đói nghèo, xây dựng một miền quê thân thiện, hấp dẫn khách du lịch. Những mái nhà tranh tre dột nát ngày nào đã không còn, thay vào đó là những ngôi nhà kiên cố, nhưng vẫn giữ được cái “hồn”, bản sắc văn hoá dân tộc Giáy. Từ chiếc cối đá đến những liếp hoa, từ luống rau sau vườn tới rặng hoa trước cửa, tất cả dường như vẫn không khác gì San Thàng của hàng trăm năm trước.
San Thàng, dịch theo tiếng Quan Hoả nghĩa là mảnh đất có 3 cái ao. Đúng là trước đây ở bản có 3 cái ao lớn là nơi trữ nước, thả cá cho cả bản. Theo người dân địa phương thì 3 cái ao này không biết có từ thuở nào, nhưng nhiều người cho rằng nó vốn có từ thời khai sơn lập bản, từ buổi cha ông người dân tộc Giáy đến đây khẩn hoang dựng nhà nên tên một mảnh đất mới trở thành tên bản như vậy.
Đến bản, du khách có thể được thưởng thức những đặc sản rất đặc trưng của dân tộc Giáy được chế biến từ lúa, gạo. Có thể kể tên ra đây một vài món như bánh bò, bánh giầy, bánh bỏng, bánh khảo… Có chứng kiến từng công đoạn chế biến thực phẩm của bà con mới thấy đây là cả một quá trình công phu, tích luỹ kinh nghiệm từ nhiều đời, nhiều người và nhiều nhà. Chỉ một miếng bánh bỏng đơn giản nhưng để làm ra sản phẩm này đòi hỏi nhiều công đoạn công phu: thóc nếp lấy từ ruộng về phơi khô, quạt sạch, xay, giã tách vỏ trấu và lớp vỏ cám rồi ngâm, đồ thành xôi. Xôi nguội, lại phơi nắng cho vừa đủ tách từng hạt xôi, sau đó cho vào cối giã. Việc giã cũng cần lưu ý chỉ giã cho hạt xôi dẹt ra, nếu chỉ một chút không chú ý món bánh bỏng có thể trở thành bánh giầy bất đắc dĩ. Xôi giã xong lại phơi thật khô, sau đó rang bung lên như cốm rồi cô đường, trộn lại… Những món như bánh khảo, bánh bò… cũng công phu chẳng kém.
Ông Hồ Văn Khèn – Phó Bí thư Chi bộ bản kể: Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài đến thăm bản không đi tìm cao lương mỹ vị mà chỉ tìm đến các món đặc sản dân tộc. Tôi đã chứng kiến nhiều đoàn khách, nhiều người ăn bánh do bà con dân tộc Giáy làm dù không nói được tiếng Việt nhưng qua cử chỉ, thái độ cho thấy họ rất thích thú với những đặc sản này và nhiều người còn đem về làm quà nữa.
Bản San Thàng 1 còn có tên khác là Phố Đá. Theo người già trong bản kể lại, trước đây, bản dựng trên nền đất có nhiều đá. Để tạo dựng mặt bằng, nhân dân trong bản đã lấy đá kê thành lối đi lát toàn đá, hai bên đường là dãy tường đá giống như những dãy nhà ở đô thị nên mới có tên gọi vậy. Bây giờ những con đường đá năm nào đã xuống cấp và được bêtông cứng hoá. Đến San Thàng 1 hôm nay, du khách vẫn còn gặp những dãy tường rào bằng đá của người dân, chứng tích của bản Phố Đá năm nào.
Ai là người hoài cổ, thích tìm về với đồng nội, dân gian thì nơi đây là lựa chọn tuyệt vời. Trong một năm người dân tộc Giáy có tới 7 lễ, hội lớn, tiêu biểu như các lễ: cầu mùa, cúng trâu, cúng ruộng, cơm mới… Mỗi lễ, hội đều mang đậm bản sắc dân tộc. Trước đây, do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, các lễ, hội này chỉ được tổ chức quy mô nhỏ, một vài lễ, hội còn bị mai một. Ngày nay khi kinh tế khá hơn, các lễ hội này dần được phục dựng. Đến với Phố Đá, nếu vào những ngày này, du khách sẽ được đắm mình trong các lễ hội mang đậm sắc mầu.
Các ngành nghề thủ công cũng là nét riêng của đồng bào dân tộc Giáy nơi đây. Nổi bật và lưu giữ lâu đời nhất có lẽ là nghề dệt thổ cẩm. Trang phục người dân tộc Giáy hầu hết là tự xe tơ, dệt vải, tự may vá, thêu thùa. Hầu hết mỗi hộ gia đình có khung cửi, máy khâu, trên nương nhà ai cũng có vài trảng bông, luống tràm. Hiện nay, nền kinh tế phát triển đã tác động mặt trái khiến trang phục của nhiều dân tộc bị mai một. Tuy nhiên, đồng bào Phố Đá vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống, nhất là đối với trang phục dân tộc. Đồng bào luôn cảm thấy tự hào về sắc phục dân tộc mình. Ngày nay, không dừng lại ở việc tự may vá quần áo của dân tộc mình, các gia đình nơi đây còn sản xuất thổ cẩm theo hướng hàng hoá. Người phụ nữ dân tộc Giáy rất khéo tay, những tấm vải họ dệt rất mịn, mỏng, bền màu. Hơn nữa, không chỉ dệt vải của dân tộc mình, họ còn có thể làm trang phục cho các dân tộc khác với hoa văn, màu sắc đẹp, hấp dẫn.
Vốn quý nhất của bản San Thàng 1 là sự nhiệt tình, mến khách. Dù bạn là người quen hay lần đầu tiên khám phá miền đất mới, tới bản, thăm nhà, bà con sẵn sàng, nhiệt tình mời thưởng thức những sản vật của đất này.
Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn quan tâm

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa
Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất

Thúc đẩy tăng trưởng du lịch hai con số

Hội thi hái chè, sao chè tại xã Phúc Khoa

Biển Cửa Lò – Quyến rũ mùa du lịch
Tin cùng chuyên mục

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn của xứ Thanh
Văn hóa
31/05/2025 21:01
Với bề dày lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, những năm trở lại đây, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh dần khẳng định vị thế là một trong những điểm đến văn hóa - tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh. Nằm cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây, thuộc xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn tìm hiểu về triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chương trình “Dạ hội Thanh niên”
Văn hóa
31/05/2025 07:00
Tối 30/5, tại quân cảng Vùng 3 Hải quân, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Chương trình “Dạ hội Thanh niên” với chủ đề “Vững bước niềm tin theo Đảng”. Chương tình nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 3 Hải quân lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Du lịch Hải Dương trên đà khởi sắc
Du lịch
30/05/2025 21:01
Với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, nhiều khu danh thắng nổi tiếng của miền Đông Bắc gắn liền với những truyền thuyết, những nhân vật lịch sử nổi tiếng, huyền thoại, tỉnh Hải Dương đã khai thác tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di sản văn hoá. Nhờ đó, lượng khách du lịch tới Hải Dương ngày một đông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sầm Sơn điểm đến hấp dẫn mùa hè
Du lịch
30/05/2025 11:05
Thành phố Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15km về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Nơi đây có bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khỏe con người. Tận dụng lợi thế đó, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư nhiều dự án quy mô hướng tới xây dựng Sầm Sơn là một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực.

Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Du lịch
30/05/2025 10:38
Những năm gần đây, ngành Du lịch Điện Biên đang từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc. Tiếp nối thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, sau một tháng bước vào mùa du lịch năm 2025, Điện Biên tiếp tục khẳng định là điểm đến không thể bỏ qua với nhiều du khách.
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Nơi hội tụ tinh hoa đất trời nổi tiếng Hải Dương
Văn hóa
30/05/2025 09:51
Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh (Hải Dương) là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc. Năm 2012 Côn Sơn – Kiếp Bạc được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt và là quần thể di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Mỗi du khách tới đây đều có thể tìm thấy những giá trị níu giữ tâm hồn từ truyền thống mạch nguồn dân tộc đến phong cảnh hữu tình.
Lan tỏa nét đẹp trong cộng đồng
Văn hóa
29/05/2025 15:41
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Cha (huyện Sìn Hồ) triển khai nhiều cách làm phù hợp với thực tiễn, duy trì bản sắc văn hoá truyền thống, phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng bản làng ngày càng khởi sắc.

Mường So giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái
Văn hóa
29/05/2025 10:48
Là cái nôi của đồng bào dân tộc Thái trắng, những năm qua người dân xã Mường So (huyện Phong Thổ) không ngừng bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tìm hiểu, khám phá.
Khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống”
Văn hóa
28/05/2025 14:14
Sáng 28/5, Tỉnh đoàn Lai Châu phối hợp với UBND huyện Nậm Nhùn tổ chức Lễ khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống” tại bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn).

Những “ngọn lửa không tắt”
Văn hóa
27/05/2025 16:10
Dù đã ở vào độ tuổi xưa nay hiếm. Nhưng nhiều văn nghệ sỹ vẫn miệt mài sáng tác dâng hiến cho đời những tác phẩm bất hủ. Ngọn lửa đam mê trong họ chưa bao giờ lụi tắt, ngược lại, càng cháy âm ỉ, bền bỉ như một bản nhạc không lời mang tên “cống hiến”.

Khai mạc Liên hoan phim Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu
Văn hóa
24/05/2025 13:19
Ngày 23/5, tỉnh Lai Châu phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức khai mạc Liên phim hoan Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu.