Thứ sáu, 17/05/2024, 12:03 [GMT+7]

Bán kết phía Nam cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ II-2011”: Xuất hiện nhiều ứng cử viên

Thứ hai, 14/11/2011 - 08:36'
Vòng thi bán kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ II khu vực phía Nam diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 12 đến 14/11/2011 với sự tham gia của 69 thí sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau trong cả nước. Trong hai ngày 12 và 13/11, các thí sinh đã hoàn thành phần thi đo nhân trắc học và ứng xử.

Các thí sinh đến từ các dân tộc đều khoe được vẻ đẹp của dân tộc mình

* Cao, đẹp, giỏi giang

Qua những phần thi đầu, có thể thấy so với lần thi thứ nhất, thí sinh năm nay khá hơn về chiều cao, nhan sắc, học vấn.

Điều đáng kể là thí sinh dự thi bán kết khu vực phía Nam có nhiều kinh nghiệm thi sắc đẹp, thậm chí nhiều người đẹp đã từng gặt hái thành công ở những cuộc thi nhan sắc thuộc nhiều cấp độ trước đây, như thí sinh H’ Năm Byă (dân tộc Ê Đê) là Á khôi II Miss Fashion World Art 2011; Ngô Huỳnh Bảo Ngọc (Kinh)- Hoa Khôi cuộc thi Người đẹp Hoa Anh Đào năm 2010; Phan Thị Thanh Nhàn - Á khôi 1 Người đẹp Hoa Anh Đào năm 2010. Huỳnh Kim Ngân (dân tộc Kinh) là thí sinh có hinh thể đẹp nhất tại hội thi Hoa khôi khu vực Nam Mê Kong 2011; Bùi Lê Kim Ngọc (Kinh)- Gương mặt ăn ảnh nhất Hội thi "Người đẹp Tây Đô 2007"; Phạm Thị Minh Nguyệt- Á khôi Duyên dáng miệt vườn 2010. 

Các thí sinh mỗi người một vẻ nhưng đều thể hiện sự tự tin ở cuộc thi năm nay

Đặng Thị Thuỳ Dung (Kinh) là Hoa khôi trường ĐH Quang Trung năm 2011, Giải ba “Nét đẹp học đường 2009”. Trần Thị Thuỳ Dương (dân tộc Kinh), hiện là sinh viên năm thứ II - chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Cao đẳng SunWay ở Malaixia, từng giành Giải nhất người đẹp Hoa Anh Đào 2009, Á khôi 1 và giải Người đẹp ảnh cuộc thi Miss SVAM Malaysia 2011. Boneur Misa Cil (dân tộc K’ Ho) giành giải Miss Thông thái tại cuộc thi Miss Đà Lạt University năm 2010.… 

Có khá nhiều thí sinh dân tộc sở hữu chiều cao hơn 1,7m, như H’ Ngăc Byă, dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk) cao 1,72m; hai thí sinh H'Ăng Niê, dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk) và Đào Thị Như Ý, dân tộc Khmer (Cần Thơ) cùng có chiều cao 1,70m; Thòng Coọc Dinh, dân tộc Hoa (Đồng Nai) cao 1,75m; Sơn Thị Du Ra, dân tộc Khmer (Trà Vinh) cao 1,74. Số thí sinh có chiều cao trên 1,65m khá nhiều. 

Nhiều thí sinh thể hiện xuất sắc, là ứng cử viên của cuộc thi năm nay

Thí sinh không chỉ có chiều cao tốt, hình thể đẹp mà nhiều người gây ngạc nhiên về trình độ học vấn cao, như Huỳnh Thị Ngọc Hân, SBD 69 (người Cần Thơ) là thạc sĩ Kinh doanh quốc tế, thạc sĩ quan hệ công chúng, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Quan hệ công chúng trường Đại học Công nghệ Queensland (Australia). Ngọc Hân mang 5 bộ áo bà ba do chính tay mẹ may, những phụ kiện như khăn nón… đặc trưng Cần Thơ do cha chuẩn bị và bộ áo dài do dì ruột thiết kế dự thi. Cô nói: “Bộ áo bà ba là đặc trưng của mảnh đất quê em, nó đẹp, lại dân dã, bình dị nên em sẽ mặc áo bà ba trong suốt các hoạt động bên lề cuộc thi”. 

* Rực rỡ sắc màu văn hoá

Phần thi ứng xử diễn ra chiều 13/11 không chỉ là sự phô bày sự đa dạng văn hóa các dân tộc Việt Nam, mà còn cho thấy vẻ đẹp trang phục dân tộc Việt. Mỗi thí sinh đều chọn bộ trang phục nổi bật của dân tộc mình, và không có sự lặp lại trong suốt phần thi trang phục ngay cả giữa những thí sinh cùng một dân tộc. 

Các thí sinh khá trau chuốt cho cả trang phục dự thi

Họ đã làm tốt vai trò “đại sứ văn hoá” của dân tộc mình tại phần thi ứng xử. Thí sinh SBD 16 Đinh Thị Bích Hậu, dân tộc Mường, đã giới thiệu về bộ trang phục dân tộc Mường, cũng như những làn điệu dân ca của dân tộc mình như hát ví, hát sắc bùa, hát đập hoa… Đinh Thị Bích Hậu cũng đã hát rất hay một điệu hát ví ngợi ca Bác Hồ của dân tộc mình. Thí sinh số 03 H’ Năm Byă, người Ê Đê đã giới thiệu về mảnh đất Đắk Lắk quê hương mình: “Mảnh đất Đắk Lắk có rất nhiều dân tộc sinh sống, nhưng đông nhất là đồng bào dân tộc Gia Rai và Ê Đê, đồng bào các dân tộc nơi đây gắn bó với nhau trong cuộc sống, cùng đoàn kết để xây dựng quê hương”. 

Thí sinh SBD 26, Kră Jăn Loen, dân tộc K’Ho, lại gửi tới tất cả các thí sinh tham dự cuộc thi một thông điệp “Đừng bao giờ làm mai một truyền thống dân tộc của chúng ta!”. Thí sinh Quảng Lưu Huyền My (Chăm), SBD 30 mong muốn được truyền bá phong tục, tập quán của dân tộc mình để bạn bè trong nước và quốc tế biết tới sự đặc sắc của những lễ hội dân tộc Chăm…

Thí sinh K’ Sor H’ Han, dân tộc Gia Rai- SBD 18 nói: Đến với cuộc thi này, em giới thiệu bộ trang phục truyền thống và bài hát ru của dân tộc em và lễ hội Đâm trâu của người Tây Nguyên… Hiện tại em đang học tiếng Gia Rai tại trường ĐH Tây Nguyên, để sau nay về phục vụ đồng bào dân tộc mình. Điều đặc biệt trong trang phục của người phụ nữ Gia Rai là do chính những người bà, người mẹ tự dệt từ chiếc khung cửi. Bộ váy bằng vải chàm, dài tới bắp chân, tay áo dài dài, áo cổ chui hoặc thuyền. Trên áo có đính những hạt cườm dọc hai bên hông. Những hoạ tiết trên váy và áo thể hiện sự hùng vĩ của đất rừng Tây Nguyên.

Ông Xuân Thái, Trưởng ban giám khảo khu vực phía Nam nhận định: “Thí sinh có nét đẹp hình thể khá đồng đều, độ duyên dáng rõ nét. Phong cách biểu cảm tốt, thể hiện sự chuẩn bị chu đáo, rất cố gắng của các thí sinh. Hầu hết các em hiểu rõ về phong tục, tập quán của dân tộc mình”. Các thí sinh trả lời ứng xử tốt, tự tin, điều đặc biệt là nhiều thí sinh nói bằng ngôn ngữ dân tộc mình.

Tối nay, 14/11, các thí sinh sẽ thi trang phục truyền thống dân tộc và trang phục áo tắm. BTC sẽ chọn ra 35-40 thí sinh vào vòng chung kết - diễn ra từ ngày 26/11/2011 đến ngày 11/12/2011 tại Khách sạn Windsor Plaza 18 An Dương Vương, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Theo Hanoimoi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...