Thứ bảy, 27/07/2024, 07:13 [GMT+7]

Bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Thứ hai, 20/05/2024 - 13:51'
(BLC) - Thôn Đoàn Kết có 90% đồng bào dân tộc Thái sinh sống, nơi đây được ví là “cái nôi” văn hóa của dân tộc Thái ở thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ) vì còn gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong phong tục tập quán, lối sống hằng ngày. Qua đó, góp phần bảo tồn văn hóa Thái và thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển du lịch huyện Phong Thổ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Tham gia buổi sinh hoạt với Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái thôn Đoàn Kết, chúng tôi được nghe các bà, các cô kể về những nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái và chia sẻ về hành trình lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp đó. Bà Điêu Thị Thới - Thành viên CLB cho biết: Khi xã hội ngày càng phát triển, du nhập và giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, những trang phục truyền thống, bài ca, điệu múa hay những nếp nhà sàn dần ít xuất hiện trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, khi cấp ủy, chính quyền thị trấn, thôn vận động thành lập CLB bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái tôi đã đăng ký tham gia đầu tiên để có thể góp một phần sức lực của mình vào công cuộc bảo tồn văn hóa dân tộc Thái".

1

Một buổi truyền dạy múa của CLB bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái thôn Đoàn Kết.

Được biết, CLB bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái thôn Đoàn Kết, được thành lập vào tháng 4/2021. Hiện CLB đã có 54 thành viên ở hầu hết các lứa tuổi. CLB là nơi duy trì, bảo tồn, phát triển và giáo dục thế hệ trẻ về giá trị văn hóa dân tộc. Từ đó, yêu quý, giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, không bị mai một theo thời gian. Bà Điêu Thị Ngải - Chủ nhiệm CLB cho biết: CLB thường xuyên tham gia các hội thi văn hóa văn nghệ do các cấp ngành tổ chức; dạy múa, hát, dệt vải cho người dân có nhu cầu; tham gia biểu diễn những bài dân ca, điệu múa, chế biến các món ăn và trình diễn các nghề truyền thống mang đậm đà bản sắc của đồng bào Thái cho khách du lịch tới tham quan tại thôn. Qua đó, không chỉ góp phần lưu giữ mà còn quảng bá, giới thiệu các nét đẹp văn hóa tới du khách thập phương.

Được biết, thôn Đoàn Kết hiện có 228 hộ dân với 951 người, 90% là dân tộc Thái. Để bảo tồn văn hóa dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thời gian qua thôn thành lập CLB bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái. Trong đó, CLB tập trung trọng tâm vào 5 nội dung gồm: duy trì nghề dệt vải thổ cẩm; truyền dạy các điệu múa, làn điệu dân ca, cách sử dụng đạo cụ cho thế hệ trẻ; mở lớp học viết chữ Thái; xây dựng nhà trưng bày truyền thống dân tộc Thái; thành lập các điểm du lịch, homestay nhằm bảo tồn văn hóa vật thể của những ngôi nhà sàn thái.

2

Dụng cụ truyền thống phục vụ sản xuất của dân tộc Thái được người dân lưu giữ, sử dụng hằng ngày.

Đặc biệt, với mục tiêu lựa chọn xây dựng thôn Đoàn Kết trở thành điểm du lịch cộng đồng của thị trấn Phong Thổ, cấp ủy, chính quyền từ thị trấn tới thôn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con trong bản giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, kiến trúc nhà sàn xưa, các phong tục tập quán, món ăn, trang phục, nghề dệt thổ cẩm. Đồng thời, khuyến khích các hộ gia đình, nhóm hộ thành lập các, homestay, điểm du lịch để thu hút khách tới tham quan, nghỉ dưỡng và quảng bá hình ảnh, con người nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Tuyển - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phong Thổ cho biết: Để thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát triển du lịch huyện Phong Thổ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", thị trấn đã lựa chọn và huy động mọi nguồn lực đầu tư vào thôn Đoàn Kết như: xây dựng không gian văn hóa Thái; người dân đầu tư nhà hàng Homestay Nậm Na. Tại hai địa điểm này có trưng bày các sản phẩm như: trang phục, bếp, các vật dụng đánh bắt cá, vải thổ cẩm… và có nhiều cuốn sách viết về phong tục tập quán, lễ nghi của người Thái. Cùng với đó, duy trì các lễ hội truyền thống; kết nối với khu du lịch suối nước nóng Vàng Bó với diện tích quy hoạch là 6.0719ha tạo thành chuỗi nghỉ dưỡng trên địa bàn thị trấn.

3

Nghề dệt truyền thống được bà con lưu giữ bảo tồn.

Chị Lương Thị Lý - du khách đến từ huyện Sìn Hồ chia sẻ: Tới thôn Đoàn Kết tôi rất ấn tượng về cảnh quan nơi đây, bà con vẫn giữ được những nét đẹp của văn hóa dân tộc Thái, khí hậu trong lành, nhiều cây xanh. Tôi còn được trải nghiệm dệt vải, may áo cóm và thưởng thức món ăn truyền thống của đồng bào Thái thực sự rất tuyệt vời. Tôi sẽ còn trở lại để khám phá mảnh đất, con người thân thiện nơi đây.

Với những giải pháp cụ thể trong bảo tồn văn hóa dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch, từ đầu năm tới nay đã có 12.239 lượt khách tới thị trấn Phong Thổ để du lịch. Qua đó, không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc Thái, thúc đẩy du lịch phát triển mà còn tạo việc làm và thu nhập, từng bước giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Vương Trang

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Thời gian qua, mặc dù tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sìn Hồ có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc đẩy lùi những phong tục tập quán lạc hậu nói chung,...
Khó kiểm soát giết mổ gia súc
Kiểm soát giết mổ gia súc là khâu quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng giết mổ gia súc nhỏ, lẻ và phân tán vì chưa có cơ sở giết mổ tập trung đã và đang...
Một đời tận tụy với ngành Điện
(BLC) - Đó là chị Vương Thị Thanh Thủy - Phó Chánh Văn phòng Công ty Điện lực Lai Châu. Tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với mọi công việc, chị Thủy đã cùng với biết bao thế hệ cán bộ ngành Điện...
Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn
Chiêu trò mời chào, tuyển cộng tác viên làm việc online nhưng thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản để thực hiện nhiệm vụ rồi lừa đảo vẫn tái diễn.