Thứ bảy, 27/07/2024, 06:38 [GMT+7]

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lai Châu theo Nghị quyết 33-NQ/TW

Thứ tư, 22/05/2024 - 13:14'
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 33-NQ/TW đối với sự phát triển của đất nước nói chung và với Lai Châu nói riêng, trong 10 năm qua, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng về văn hoá, con người, văn học, nghệ thuật… đạt được những kết quả quan trọng.

Xác định mục tiêu, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo "xây dựng và phát triển con người Lai Châu đáp ứng yêu cầu phát triền bền vững, có trí lực, có thể lực, có nhân cách, lối sống đẹp, lịch sự, văn minh"; giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách... cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, văn nghệ sỹ và Nhân dân các dân tộc; cụ thể hóa nội dung xây dựng con người phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với triển khai các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, tạo chuyến biển mạnh mẽ về đạo đức, nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh; chú trọng giáo dục, xây dựng về đạo đức nhân văn trong cốt lõi giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; định hướng sự phát triển toàn diện phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Từ năm 2014 đến nay tỉnh Lai Châu đã cân đối, bố trí ngân sách địa phương hơn 34 nghìn tỷ đồng cho sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục đào tạo (văn hóa 572 tỷ đồng, thể dục thể thao 161 tỷ đồng, y tế trên 6 nghìn tỷ đồng, giáo dục và dạy nghề trên 25 nghìn tỷ đồng, chi đảm bảo xã hội trên 1 nghìn tỷ đồng); đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình, thiết chế văn hóa trọng điểm như: Khu liên hiệp thể thao tỉnh 190 tỷ đồng; Nhà thi đấu liên đoàn lao động tỉnh 40 tỷ đồng (ngân sách Trung ương: 25 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 15 tỷđồng). Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng, cơ quan văn hóa, đơn vị văn hóa; văn hóa công sở và đạo đức công vụ; văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; tạo môi trường thuận lợi để giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống.

Quan tâm xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái; đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Thực hiện tốt hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, việc xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét 85% gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào gia đình, thôn, bản, khu phố văn hóa.

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 86% hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 74,7% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; 94,1% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 39/94 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; 9/12 phường thị trấn đăng ký xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Phong trào văn hóa - văn nghệ phát triển rộng khắp, hiện toàn tỉnh có 975 đội văn nghệ thôn bản, trong đó 953 đội có quyết định thành lập, 864/975 đội văn nghệ thôn bản và 24 đội văn nghệ xã hoạt động thường xuyên, hiệu quả, những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội được phát huy. Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở từng bước được củng cố, đầu tư xây dựng, đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 799/956 thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, đạt 83,5% (năm 2014: có 410/1.140 có nhà văn hóa đạt 36%) tăng 47,5% so với năm 2014.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được tỉnh quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của trung ương, của tỉnh về văn hoá. Kết quả đến hết 2023, toàn tỉnh lưu giữ 34.909 hiện vật tài liệu, tổ chức 29 lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể, khôi phục 17 lễ hội, hỗ trợ duy trì sau khôi phục 65 lễ hội, hỗ trợ khôi phục quy trình sản xuất 01 nghề thủ công, hỗ trợ bảo tồn 01 chợ phiên truyền thống, bảo tồn 01 bản văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch, sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian 02 dân tộc (Hà Nhì, Dao), 05 làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc, thực hiện kiểm kê di tích, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng, phối hợp lập 02 hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Then, Xoè dân tộc Thái); xây dựng hồ sơ khoa học 08 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; có 01 nghệ nhân nhân dân, 15 nghệ nhân ưu tú.

Trong những năm qua, nhằm thúc đẩy du lịch văn hoá, một trong những ngành công nghiệp văn hoá có lợi thế, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND tỉnh tham mưu trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tạo hành lang pháp lý cho ngành công nghiệp văn hoá du lịch văn hoá phát triển. Công tác quản lý nhà nước về bản quyền tác giả được tăng cường, các chương trình tổ chức trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy định về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.

Hoạt động giao lưu văn hóa được quan tâm lãnh đạo thực hiện có hiệu quả, trong 10 năm qua tỉnh và các địa phương trong tỉnh tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn hóa với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; 03 tỉnh Bắc Lào; đồng thời thông qua các sự kiện văn hóa lớn như: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Tây Bắc; Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông, Thái..; Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người; Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc”; Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó tiếp thu những những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú thêm văn hóa các dân tộc trong tỉnh, đồng thời tạo điều kiện để bà con trong tỉnh giao lưu, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về miền đất và con người Lai Châu với các nước và các địa phương trong cả nước.

V.K

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Thời gian qua, mặc dù tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sìn Hồ có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc đẩy lùi những phong tục tập quán lạc hậu nói chung,...
Khó kiểm soát giết mổ gia súc
Kiểm soát giết mổ gia súc là khâu quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng giết mổ gia súc nhỏ, lẻ và phân tán vì chưa có cơ sở giết mổ tập trung đã và đang...
Một đời tận tụy với ngành Điện
(BLC) - Đó là chị Vương Thị Thanh Thủy - Phó Chánh Văn phòng Công ty Điện lực Lai Châu. Tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với mọi công việc, chị Thủy đã cùng với biết bao thế hệ cán bộ ngành Điện...
Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn
Chiêu trò mời chào, tuyển cộng tác viên làm việc online nhưng thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản để thực hiện nhiệm vụ rồi lừa đảo vẫn tái diễn.