Thứ ba, 14/05/2024, 03:16 [GMT+7]

Cánh chim đầu đàn trong công tác DS - KHHGĐ

Thứ ba, 03/01/2012 - 15:44'
(BLC) - Với những thành tích và sự nỗ lực của cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ), nhiều năm qua Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Than Uyên được Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đánh giá là cánh chim đầu đàn trong công tác DS - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ Trạm Y tế xã Phúc Than tư vấn các biện pháp tránh thai cho phụ nữ.

Những năm trở lại đây quy mô dân số trên địa bàn huyện Than Uyên tương đối ổn định, tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên hàng năm giảm từ 1,5 - 2%, số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hàng năm tăng 2 - 3%.

Hiện nay, huyện Than Uyên có 12 trạm y tế xã, thị trấn. Trong đó có 7 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế, 12 cán bộ dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) chuyên trách và 175/162 cộng tác viên DS-KHHGĐ ở 100% thôn, bản. Mặc dù tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn giảm song vẫn còn cao, ở một số xã vẫn còn tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống...

Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành, địa phương đa dạng hóa công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: lưu động, trên hệ thống loa truyền thanh, cấp phát tờ rơi, truyền thông lồng ghép trong các kỳ sinh hoạt Đoàn, Đội, trong các buổi họp ở các khu dân cư, các ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt trung tâm đã tham mưu đưa tiêu chí thực hiện công tác DS - KHHGĐ vào quy ước, bình xét tiêu chuẩn khu phố, thôn bản văn hóa, chi bộ trong sạch vững mạnh, khen thưởng hàng năm; xử lý, kỷ luật cán bộ, đơn vị vi phạm chính sách DS - KHHGĐ...

Mặt khác, tăng cường tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ ở cơ sở nhằm giúp họ có khả năng tuyên truyền tốt nhất.

Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, trong đó chú trọng đến các cặp vợ chồng sinh con một bề, đội ngũ cộng tác viên luôn bám sát các khu dân cư, nắm bắt nguyện vọng, tìm hiểu thực tế, đến từng gia đình trong độ tuổi sinh đẻ, từ đó tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách DS-KHHGĐ với việc phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản theo phương châm “DS-KHHGĐ vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước”. Tăng cường phối hợp với Đội sức khỏe sinh sản, các trạm y tế kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở, cập nhật thông tin, thống kê báo cáo, theo dõi biến động dân cư...

Cùng với thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện thường xuyên phối hợp với trung tâm y tế, trạm y tế các xã, thị trấn tổ chức tốt các đợt chiến dịch đưa dịch vụ KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và tổ chức giám sát chiến dịch có hiệu quả.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Oanh - Quyền Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Than Uyên cho biết: "Để thực hiện được mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo huyện đề ra những biện pháp, chế tài xử phạt mạnh hơn nữa nhằm  hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 để bình ổn quy mô dân số, từ đó dần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân".

Với những kết quả và sự nỗ lực của cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ, nhiều năm qua Trung tâm được UBND tỉnh, Sở Y tế tặng Bằng khen, Giấy khen…

Nguyễn Thúy

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...