Thứ hai, 13/05/2024, 05:30 [GMT+7]

Phòng, chống bệnh sởi

Thứ ba, 04/03/2014 - 10:01'
(BLC) - Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây nhiễm qua đường hô hấp. Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát của ngành Y tế, cũng cần sự chủ động, tích cực hơn nữa của người dân để phòng bệnh hiệu quả.

Hơn 10 năm làm y tế bản Chung Chải, xã Sùng Phài (huyện Tam Đường), anh Giàng A Dỉnh thường xuyên cùng cán bộ trạm y tế xã, cấp ủy, chính quyền, các chi hội đoàn thể của bản đến vận động, tuyên truyền, giải thích cho người dân về công tác tiêm chủng đầy đủ vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em, trong đó có tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi. Nhờ đó, các bậc phụ huynh ở bản đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh luôn đạt 100%. Anh Dỉnh cho biết: “Trước đợt tiêm chủng mở rộng anh tích cực tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh cách nhận biết bệnh sởi và đưa con đi tiêm đúng lịch.

Cán bộ Trạm Y tế xã Sùng Phài (huyện Tam Đường) tiêm vắc-xin phòng sởi tại bản Chung Chải.

Trong năm 2013, Trạm Y tế xã Sùng Phài, huyện Tam Đường tổ chức được hơn 30 buổi truyền thông về công tác y tế, sức khỏe, tiêm chủng mở rộng, trong đó tuyên truyền về tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ trong độ tuổi (9 tháng và 18 tháng).  Để đảm bảo vắc-xin, Trạm Y tế xã được đầu tư dây truyền làm lạnh.

Chị Đào Thị Thu Hà - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sùng Phài, huyện Tam Đường cho biết: “Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của xã với sự có mặt của lãnh đạo xã và 5 đoàn thể, đại diện các trường học trên địa bàn xã, trước các đợt tiêm chủng tổ chức tuyên truyền vận động người dân đưa con em đến tiêm đầy đủ, đúng lịch. Cán bộ trạm cùng với y tế thôn bản thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm chủng, bảo quản vắc-xin”.

Trung tuần tháng 5/2013, trên địa bàn huyện Mường Tè xuất hiện dịch bệnh sởi với 80 người mắc, qua lấy mẫu xét nghiệm 42 người dương tính với bệnh sởi. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh sởi lây lan, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế dịch lây lan và tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi bổ sung ở các xã có dịch (từ 1 – 20 tuổi), xã có nguy cơ tổ chức tiêm cho trẻ từ 1 – 10 tuổi với tổng số hơn 23 nghìn liều. Trong năm 2013, trẻ em (9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi) được tiêm phòng vắc-xin sởi trên đia bàn toàn tỉnh đạt 96,4%.

Để ngăn chặn bệnh sởi hiệu quả ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến đông đảo nhân dân về cách nhận biết, phương pháp điều trị bệnh sởi thì các bậc cha mẹ thực hiện nghiêm túc việc đưa con đến địa điểm tiêm vắc-xin phòng bệnh đúng thời gian, đúng lịch là phương pháp phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất.

Ngành Y tế khuyến cáo người dân nếu phát hiện con em, người thân có triệu trứng sốt, phát ban cần thông báo và đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, điều trị, cách ly kịp thời tránh biến chứng cho người bệnh và lây lan ra cộng đồng.

Bệnh sởi có các triệu trứng thường gặp như: sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, đau mắt đỏ…; có tốc độ lây nhiễm cao. Những người chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, kể cả người lớn. Bệnh sởi có thể để lại biến chứng cho người không được điều trị kịp thời như: tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng, tàn phế hoặc tử vong cho trẻ nhỏ. Trong quá trình mang thai nếu mắc bệnh sởi phụ nữ có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non.

 

 

Kim Oanh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Hết lòng với công tác thiện nguyện
“Năng động, nhiệt tình, đặc biệt là hết lòng với công tác thiện nguyện, Trung tá Hoàng Quốc Phong - Trưởng Ban Dân vận (Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 356, Quân khu 2, đứng chân trên địa bàn huyện...