Thứ ba, 14/05/2024, 14:32 [GMT+7]

Rào cản trong xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia

Thứ hai, 15/07/2013 - 15:03'
(BLC) - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở Tân Uyên cao dẫn đến tăng dân số tự nhiên nhanh, trở thành rào cản lớn trong việc xây dựng các chuẩn quốc gia về y tế xã.

Năm 2012, huyện Tân Uyên có 4 trạm đăng ký đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 song chỉ có 1 trạm y tế được công nhận. Năm nay, huyện phấn đấu xây dựng thêm 4 trạm, nâng tổng số lên 6 trạm đạt chuẩn (gồm: Thân Thuộc, Phúc Khoa, Pắc Ta, Trung Đồng, Mường Khoa, Nậm Cần). Qua kết quả phấn đấu 6 tháng đầu năm được Hội đồng bình xét chấm thử, Trung Đồng, Pắc Ta là 2 trạm y tế tạm thời được công nhận với số điểm 90,5/100 điểm. Tuy nhiên, theo Bác sỹ Đao Văn Quý – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Uyên, điều này mới chỉ là tạm thời bởi  tỷ lệ sinh con thứ 3 di biến động liên tục, tháng này có thể ổn định song tháng sau đã khác.

Theo kế hoạch, năm 2013, Trạm Y tế xã Trung Đồng sẽ đạt chuẩn quốc gia về y tế, song tiêu chí dân số - kế hoạch hóa gia đình đang là rào cản lớn. Trong ảnh: Cán bộ Trạm Y tế xã Trung Đồng khám bệnh cho nhân dân.

Có thể nói, trong 10 chuẩn quốc gia về y tế xã, huyện Tân Uyên vướng mắc nhiều nhất ở tiêu chí dân số - kế hoạch hóa gia đình (bao gồm: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 và tỷ lệ suy sinh dưỡng (SDD) trẻ em). Theo đó, 1 trạm được công nhân chuẩn quốc gia phải có tỷ lệ người sinh con thứ 3 đạt dưới 17% (toàn huyện hiện là 23,6%); tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ được phép 18% trong khi toàn huyện chiếm 24%. Như vậy, trong thời gian 6 tháng, việc hạ thấp các con số vừa nêu quả là một thách thức lớn đối với ngành y tế huyện.

Về các giải pháp khống chế tỷ lệ người sinh con thứ 3, huyện Tân Uyên cũng đã xây dựng lên 1 hệ thống các công việc cần phải làm trong đó nhiệm vụ tuyên truyền được ưu tiên lên hàng đầu. Song, quan trọng nhất vẫn là người dân phải cải thiện được tư tưởng trong việc dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. Trong khi quan niệm đẻ nhiều, đẻ cho đầy đủ thành phần trai, gái còn ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân thì khống chế việc sinh nở vẫn là việc không dễ làm.

Đối với nhiều gia đình đang phải lo chạy ăn từng bữa, do vậy,  đòi hỏi phải nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện cân nặng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là không thể thực hiện ngay. Thêm 1 tiêu chí gây khó cho công tác xây dựng trạm đạt chuẩn mà nguyên nhân gián tiếp vẫn là việc sinh đẻ không có kế hoạch.

Đối với giải pháp giảm tỷ lệ trẻ SDD để đạt tiêu chí đề ra về xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, bác sỹ Đao Văn Quý cho rằng, ngành y tế từ tỉnh đến huyện cần tập huấn công tác phòng chống SDD trẻ em cho đội ngũ cán bộ y tá bản và cộng tác viên dân số để tuyên truyền tới chị em. Đồng thời, phải tận dụng các nguồn thuốc, cấp viên đa vi chất cho các bà mẹ mang thai; tuyên truyền, hướng dẫn cho các bà mẹ cách nuôi dưỡng con theo độ tuổi; cho trẻ uống vitamin A, thuốc tẩy giun, tiêm chủng mở rộng hàng tháng đảm bảo tỷ lệ 90% trẻ trở lên…

  Việc thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã nhằm mục tiêu đảm bảo các điều kiện, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Dù còn khó khăn song Tân Uyên sẽ khắc phục và từng bước vượt qua, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Thu Trang

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...
Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...