

Thường lệ, cứ vào ngày 15 và 30 hàng tháng, các hội viên trong tổ lại thu gom, tập kết phế liệu về nhà văn hoá của Tổ dân phố số 7 để bán lấy tiền gây quỹ chi hội. Chị Nguyễn Thị Hoạt - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 7 vui vẻ chia sẻ: Mỗi năm chúng tôi thu được hơn 3 triệu đồng từ việc làm thiết thực này; vừa đảm bảo môi trường sạch, đẹp vừa có tiền gây quỹ phục vụ cho các hoạt động của chi hội.
Được biết, mô hình được Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 7 thực hiện gần 5 năm nay. Với mong muốn góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các hội viên phụ nữ và mọi người dân trong việc thực hiện phong trào chống rác thải nhựa, phân loại rác tại hộ gia đình. Mỗi hội viên tự phân loại rác thải tại gia đình, thu gom rác vô cơ (vật dụng bằng nhựa, kim loại…) cho vào bao, đến ngày định kì mang tới nhà văn hoá. Đối với rác hữu cơ (thức ăn thừa, rau, củ, quả…) và rác không tái chế được, hội viên bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định để công nhân vệ sinh môi trường mang đi xử lý.
Các hội viên thu gom phế liệu để bán gây quỹ cho chi hội.
Chị Hoạt cho biết: Tổ dân phố chúng tôi chủ yếu sống quanh khu quảng trường và hành chính của thành phố. Mỗi ngày đi thể dục xung quanh khu vực đó tôi thấy các chai nhựa, lon nước vứt bừa bãi vừa gây ô nhiễm vừa mất mỹ quan đô thị. Tôi đã thu gom lại và có ý tưởng thực hiện mô hình. Sau đó, họp bàn với chị em hội viên và được các thành viên trong chi hội đồng tình ủng hộ. Không những thu gom, phân loại rác trong quá trình tổng vệ sinh khu phố mà cần thu gom, phân loại ngay từ các hộ gia đình.
Hoạt động thu gom, phân loại rác đã trở thành việc làm thường xuyên, hàng ngày của chị em phụ nữ Tổ dân phố số 7. “Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, 90 hội viên trong tổ đã tạo nên nguồn quỹ cho chi hội từ việc “biến rác thành tiền”. Có nguồn quỹ, các hoạt động của chi hội cũng được thực hiện thường xuyên hơn; việc chăm lo cho các hội viên cũng được quan tâm, tạo sự động viên khích lệ trong chi hội.
Chị Lý Thị Hiền tâm sự: Trước đây, bao nhiêu rác thải sinh hoạt gia đình tôi đều bỏ vào thùng, không phân loại. Sau khi chi hội triển khai mô hình thu gom, phân loại rác thải, chúng tôi đồng tình ủng hộ. Thiết nghĩ đây là cách làm hay, sáng tạo, mỗi người cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình và cộng đồng.
Mô hình thu gom, phân loại rác thải mang lại ý nghĩa lớn trong cộng đồng, giúp chị em hội viên chủ động phân loại rác thải sinh hoạt, hạn chế lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời, tạo thói quen tiết kiệm trong hội viên, phụ nữ, tránh lãng phí nguồn rác thải.
Đánh giá về mô hình, chị Nguyễn Thị Hương Nhài - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Quyết Tiến cho biết: Đây là việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. Mô hình thu gom, phân loại xử lý rác thải của Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 7 góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm không chỉ của hội viên phụ nữ mà cả xã hội trong bảo vệ môi trường. Chúng tôi lấy mô hình này làm điểm và sẽ nhân rộng ra các chi hội khác. Góp phần chung tay giữ gìn thành phố ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Tin đọc nhiều
Người dân Sàng Cải mong mỏi một con đường
Trao cơ hội để phụ nữ vùng biên giới phát triển

"Sống chậm" giữa thời đại công nghệ số

Đẩy nhanh tiến độ cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão

Cẩn trọng khi ăn thịt động vật chết

Khẩn trương ngăn chặn bệnh dại

Huyện Tam Đường: Vượt kế hoạch tiêm vắc-xin phòng, chống dịch sởi

Đồng hành cùng trẻ vượt qua hội chứng tự kỷ









