Thứ sáu, 09/05/2025 - 23:58
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Kinh tế
Nan giải xử lý, cơ cấu lại nợ xấu ngân hàng
Cập nhật, Thứ hai, 07/08/2023 12:48/ Minh Phương/dangcongsan.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ bảy, 05/08/2023 08:50
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Gần đây, trên trang web của nhiều ngân hàng, các thông báo bán nợ, đấu giá khoản nợ xuất hiện dày đặc cho thấy tình trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng là rất đáng lo ngại. Thực tế, không ít ngân hàng đang phải đối mặt với việc khó bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù đã giảm giá rất thấp so giá trị khoản vay. Trong khi đó, việc thu hồi nợ xấu, bán tài sản đảm bảo lại khá gian nan do thị trường trầm lắng, hàng loạt vướng mắc về pháp lý chưa được tháo gỡ triệt để.

Ảnh minh hoạ: M.P

Thực tế, dù đã rất cố gắng song trong thời gian gần đây, hoạt động xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thậm chí có chiều hướng xấu đi, do thị trường bất động sản (BĐS) “đóng băng” và phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra.  Với nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải, nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cao và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp sẽ đối mặt rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao. Trong khi đây là tài sản bảo đảm chính cho phần lớn các khoản vay tại các ngân hàng.

Đơn cử,  Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế 638 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 23% kế hoạch cả năm. Theo lý giải của đại diện ABBank, lợi nhuận giảm là do nợ xấu tăng, dẫn tới Ngân hàng phải thoái lãi cho vay và tăng trích lập dự phòng rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ABBank tính đến cuối quý II/2023 là 2,86%, song các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo. Trong 6 tháng đầu năm 2023, ABBank đã trích 815 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước (216 tỷ đồng). Nợ xấu của Ngân hàng tăng 65,1%, lên 5.656 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng ở cả ba nhóm nợ. Riêng tỷ lệ nợ xấu trong quý II/2023 là 2,27%, tăng so với mức 1,49% cuối năm 2022.

Trong khi đó, nợ xấu của  Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã tăng 65% trong 6 tháng đầu năm 2023, lên mức 5.656 tỷ đồng, chủ yếu do nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 80%, lên 2.438 tỷ đồng. Qua đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,46% cuối quý II/2023 lên 2,23% cuối quý II/2023; tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 142,1% xuống 78,5%.

Cũng trong cảnh tương tự, chất lượng nợ vay của Saigonbank suy giảm trong nửa đầu năm 2023 khi tổng nợ xấu tính đến cuối tháng 6 là 441 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất. Kết quả này đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay từ mức 2,12% lên 2,3%.

Tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tính đến ngày 30/6/2023, dư nợ cho vay khách hàng của PG Bank tăng 4% so với đầu năm nay, nhưng tổng nợ xấu tăng 13%, lên hơn 839 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn là nhóm tăng mạnh, còn nợ có khả năng mất vốn tuy giảm nhưng chiếm tới 66% trong tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 2,56% lên 2,77%.

Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacA Bank) tăng 32% trong 6 tháng đầu năm 2023, lên 679 tỷ đồng, chủ yếu do nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 316%, lên 175 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,55% lên 0,7%. Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu là 158%, giảm so với mức 204% cuối năm 2022.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng đang được kiềm chế, nhưng có thể tăng thêm trong năm 2024 và có sự phân hóa rõ nét. Với nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải; nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản (BĐS) và TPDN cao và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp sẽ đối mặt rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao.

Thực tế hiện nay, các ngân hàng được tái cơ cấu nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, song nhiều ngân hàng không mặn mà giãn, hoãn nợ. Một số ngân hàng lớn như: Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã giãn, hoãn hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu cho khách hàng, nhưng không ít doanh nghiệp, người dân làm đơn yêu cầu được giãn, hoãn nợ và bị ngân hàng từ chối vì… chất luợng tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp không đủ điều kiện.

Ở chiều ngược lại, các ngân hàng đang phải đối mặt với việc khó bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù đã giảm giá rất thấp so giá trị khoản vay. Trên trang web của nhiều ngân hàng, các thông báo bán nợ, đấu giá khoản nợ xuất hiện dày đặc. Minh chứng là mới đây, ngày 28/6, VietinBank thông báo bán 556 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ với tổng giá trị gần 12 tỷ đồng. Cùng ngày, VietinBank cũng phát thông báo đấu giá lần thứ 4 khoản nợ của Công ty CP Nosco Shipyard với giá khởi điểm hơn 2.302 tỷ đồng, giảm… gần 600 tỷ đồng so lần rao bán trước.

Tương tự, BIDV cũng vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ của Nhà máy Xi-măng lò quay Áng Sơn (Quảng Bình) với giá 191 tỷ đồng, nợ của Công ty CP Công nghiệp Khai thác Chế biến đá Tây Nguyên với giá 111 tỷ đồng. Trước đó, BIDV đã hạ giá một loạt khoản nợ sau nhiều lần bán đấu giá không có người mua. Cụ thể, Ngân hàng rao bán đấu giá khoản nợ Công ty CP Tập đoàn Phú Minh Sơn và Công ty CP Thanh Tâm với giá khởi điểm hơn 346 tỷ đồng (nợ gốc và lãi gần 600 tỷ đồng), rao bán nợ của Công ty CP Thủy điện Đức Nhân Đắk Psi và Công ty TNHH Hoàng Nhi giá 914 tỷ đồng (tổng dư nợ gốc và lãi đến tháng 5/2023 là… 1.016 tỷ đồng).

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng rất đáng lo ngại. Trong khi đó, việc thu hồi nợ xấu, bán tài sản đảm bảo rất gian nan do thị trường trầm lắng, hàng loạt vướng mắc về pháp lý chưa được gỡ. Nhiều ngân hàng TMCP cho hay, thị trường BĐS “đóng băng” đã ảnh hưởng nặng nề đến công tác xử lý nợ của ngân hàng, trong khi nợ xấu tăng lên rất nhanh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản ngân hàng.

Không chỉ vậy, theo phản ánh từ phía ngân hàng, một số ngân hàng đang đứng trước nguy cơ tài sản thế chấp “bỗng dưng bốc hơi” do khách hàng kiện nhau khiến hợp đồng tín dụng bị tuyên vô hiệu. Cụ thể, gần đây, việc khách hàng vay vốn đã thế chấp tài sản đảm bảo, song sau đó tranh chấp với chủ sở hữu cũ tăng lên chóng mặt, khiến ngân hàng không thể thu hồi nợ. Các ngân hàng nghi ngờ, tình trạng này xảy ra do khách hàng sử dụng “chiêu trò” để ngân hàng không thể thu giữ tài sản đảm bảo, trốn tránh trả nợ ngân hàng. Nhiều trường hợp khi vay vốn ngân hàng, bố mẹ ký vào hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, nhưng con cái không ký. Đến khi quá hạn trả nợ, ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo, thì người trong gia đình lại tranh chấp, kiện tụng, các con đòi chia tài sản… Hoặc có trường hợp con bịa chữ ký của mẹ để vay vốn, khi ngân hàng thu hồi nợ mới phát hiện ra, khi đó hợp đồng tín dụng bị tuyên vô hiệu, ngân hàng mất trắng tài sản thế chấp, có nguy cơ không đòi được nợ.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch, thì giao dịch đó không bị vô hiệu” (Điều 133). Tuy nhiên, Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 2/8/2021 của Tòa án Nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự lại không xác định ngân hàng là người thứ ba ngay tình trong trường hợp người vay sử dụng tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng nhưng có tranh chấp với chủ cũ. Trong trường hợp có người khai bất lợi cho các tổ chức tín dụng và có đơn yêu cầu, thì khả năng cao tòa tuyên vô hiệu.

Theo các ngân hàng, Công văn số 02/TANDTC-PC là nguyên nhân khiến ngân hàng rất khó thu hồi tài sản đảm bảo, xử lý nợ. Riêng tại Ngân hàng ACB, thời gian qua đã phát sinh hơn 100 vụ án có liên quan đến tranh chấp giữa chủ cũ và chủ mới, các bên tặng cho, tài sản thế chấp bán vi bằng cho người khác, tranh chấp hủy hợp đồng chuyển nhượng do chủ cũ vay tiền của chủ sở hữu mới…

Thực tế, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, theo thông tin từ đại diện của nhiều ngân hàng, nhiều đối tượng đang lợi dụng quy định về tranh chấp để trì hoãn việc xử lý nợ xấu của ngân hàng, khiến các ngân hàng đứng trước rủi ro lớn vì hàng loạt hợp đồng thế chấp có nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Trong các trường hợp có tranh chấp như trên, Tòa án yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp hồ sơ thẩm định tài sản để chứng minh việc chủ sở hữu cũ biết việc thế chấp tài sản. Tuy vậy, yêu cầu này là vô lý, vì pháp luật cho phép tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay, tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình, không bắt buộc tổ chức tín dụng phải thẩm định tài sản. Hơn nữa, pháp luật cũng không quy định bắt buộc tổ chức tín dụng khi thẩm định tài sản phải xác định mối quan hệ giữa người đang thực tế quản lý, sử dụng tài sản với chủ sở hữu tài sản có tên trên giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu. Công văn số 02/TANDTC-PC đã tạo ra các tranh chấp giả tạo nhằm kéo dài việc xử lý tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng. Vì vậy, Tòa án Nhân dân tối cao cần sớm có giải pháp tháo gỡ để bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng.

Có thể thấy rõ, diễn biến của chất lượng tài sản sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập năm 2023 của các ngân hàng và lợi nhuận khó đột biến. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng chủ yếu đến từ việc lãi suất tăng cao đi kèm với tình hình kinh doanh của khách hàng kém khả quan.

Nhiều chuyên gia kinh tế có chung quan điểm, hiện tỷ lệ nợ xấu mở rộng phần nào cho thấy… nợ xấu chưa đạt đỉnh. Nhưng các biện pháp điều hành linh hoạt từ phía Ngân hàng Nhà nước trong việc cắt giảm lãi suất, cũng như những điều chỉnh tạm thời đối với quy định ghi nhận nợ xấu sẽ giảm áp lực phát sinh nợ xấu mới. Thực tế, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và mức trích lập dự phòng chưa tăng đột biến trong năm 2023 nhờ Nghị định 08/2023/NĐ-CP hỗ trợ gia hạn TPDN và Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép tái cơ cấu các khoản vay. Tuy nhiên, hoạt động xử lý nợ xấu có thể tiếp tục gặp khó khăn do thị trường BĐS “đóng băng”, trong khi BĐS là tài sản bảo đảm chính cho phần lớn các khoản vay. Nợ xấu của ngành ngân hàng được dự báo có thể sẽ “đạt đỉnh” vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.

Tuy nhiên, bức tranh triển vọng ngành ngân hàng không phải toàn màu xám. Việc cắt giảm lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái được kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong các hoạt động mua bán ngoại hối và các loại trái phiếu nói chung của các ngân hàng. Một loạt giải pháp chính sách được Chính phủ đưa ra nhằm gỡ khó cho thị trường TPDN cũng được kỳ vọng có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các nhà tạo lập thị trường lớn như TCB, VPB, MBB, TPB… Quan trọng nhất, thị trường kỳ vọng một loạt chính sách được đảo chiều trong quý 1 và quý 2 của năm 2023 sẽ được nền kinh tế hấp thụ trong nửa cuối năm, qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi của nền kinh tế.

Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép các ngân hàng tái cấu trúc dư nợ (tiêu dùng và sản xuất); tái cấu trúc thời hạn trả nợ lên đến 12 tháng; cho phép ngân hàng thương mại trích lập dần trong năm 2023 và 2024.

Các ngân hàng cũng đã gia tăng bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trích gần 1.342 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng trong nửa đầu năm 2023, gấp 2 lần cùng kỳ. Riêng quý II/2023, Ngân hàng dùng 807 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 93% so với cùng kỳ, do đó lãi trước thuế quý II năm nay còn 5.649 tỷ đồng, giảm 23%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến hết quý II/2023 là 115,8%.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đang tích cực bán các khoản nợ xấu với tài sản thế chấp lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trước bối cảnh nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro tiếp tục tăng, việc Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng hết hiệu lực từ cuối năm 2023 đặt ra nhu cầu cấp thiết tiến tới xây dựng Luật Xử lý nợ xấu, giúp ngân hàng khoanh nợ xấu, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản tồn đọng, cũng như duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 3% như quy định pháp luật hiện hành.

 

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Phong Thổ: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cây chia – Hướng phát triển kinh tế mới của huyện Than Uyên

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Bước chuyển mình đáng tự hào

Bước chuyển mình đáng tự hào

Trồng chè theo hướng hữu cơ

Trồng chè theo hướng hữu cơ

Tam Đường bảo đảm nước sản xuất

Tam Đường bảo đảm nước sản xuất

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Đồng hành xây dựng sản phẩm OCOP

Đồng hành xây dựng sản phẩm OCOP

Nậm Nhùn sẵn sàng mùa trồng rừng

Nậm Nhùn sẵn sàng mùa trồng rừng

Tập trung phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân

Tập trung phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân

Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương
Thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương
Kinh tế
27/04/2025 14:48
Những năm qua, thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đến nay, cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể; nhất là ngành Nông nghiệp đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Cuộc sống mới ở Phăng Sô Lin
Cuộc sống mới ở Phăng Sô Lin
Kinh tế
27/04/2025 14:48
Từ một nơi từng là vòng xoáy của hủ tục lạc hậu, điểm nóng về an ninh trật tự, thì nay xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ) đã khởi sắc, cuộc sống nhân dân thay đổi, nhiều mô hình kinh tế mang lại thu nhập cao. Đó là kết quả lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã, đặc biệt là sự vươn lên không ngại khó của nhân dân địa phương.
Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ cơ giới hóa nông nghiệp
Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ cơ giới hóa nông nghiệp
Kinh tế
25/04/2025 16:53
Những năm gần đây, xã Khun Há (huyện Tam Đường) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là đưa máy móc hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đã góp phần giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp.
Tập trung chăm sóc cây mắc-ca
Tập trung chăm sóc cây mắc-ca
Kinh tế
25/04/2025 11:21
Hiện, toàn tỉnh có khoảng 7.420ha cây mắc-ca được trồng ở các địa phương trong tỉnh. Thời điểm này, mắc-ca nở hoa rộ, đậu quả non, nông dân đang tích cực chăm sóc với hy vọng đạt sản lượng cao trong mùa thu hoạch tới.
Khởi sắc Tà Hừa
Khởi sắc Tà Hừa
Kinh tế
24/04/2025 15:16
Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng nỗ lực của người dân xã Tà Hừa (huyện Than Uyên) trong thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, đời sống của bà con các dân tộc trên địa bàn xã từng bước được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Công ty Điện lực Lai Châu: Bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Công ty Điện lực Lai Châu: Bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Kinh tế
24/04/2025 11:35
Kết thúc quý I năm 2025, công tác sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Lai Châu (PC Lai Châu) đạt được nhiều kết quả khích lệ. Đó là thành quả của những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty với quyết tâm bứt phá hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu được giao nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương
Khoa học đời sống
24/04/2025 09:14
Thời gian qua, ngành Công Thương có nhiều hoạt động thiết thực nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm (SP) của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên địa bàn tỉnh. Điều này góp phần nâng giá trị SP, mở rộng thị trường, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững.
175 cán bộ Hội CCB tham gia tập huấn công tác giảm nghèo năm 2025
175 cán bộ Hội CCB tham gia tập huấn công tác giảm nghèo năm 2025
Kinh tế
23/04/2025 10:56
Ngày 23/4, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Lai Châu, Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam phối hợp với Hội CCB tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác giảm nghèo năm 2025.
Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025
Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025
Kinh tế
23/04/2025 07:39
Tối 22.4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.
Tam Đường: Linh hoạt trong công tác giảm nghèo
Tam Đường: Linh hoạt trong công tác giảm nghèo
Kinh tế
22/04/2025 16:09
Nhờ tận dụng tốt chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Tam Đường đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo đầu tư có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, giúp người dân từng bước thoát nghèo. Qua đó, tạo diện mạo mới cho các vùng nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%/năm.
Thị trường bất động sản: Tín hiệu lạc quan
Thị trường bất động sản: Tín hiệu lạc quan
Kinh tế
18/04/2025 10:02
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản của tỉnh Lai Châu nói chung và thành phố Lai Châu nói riêng đang đón nhiều tín hiệu lạc quan, giá đất bắt đầu tăng trở lại và ổn định. Việc giao dịch, mua bán cũng sôi động hơn.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2987 ngày 09/05/2025
Báo Lai Châu Số 2986 ngày 08/05/2025
Báo Lai Châu Số 2985 ngày 07/05/2025
Báo Lai Châu Số 2984 ngày 05/05/2025
Báo Lai Châu Số 2983 ngày 02/05/2025
Báo Lai Châu Số 2982 ngày 01/05/2025
Báo Lai Châu Số 2981 ngày 30/04/2025
Báo Lai Châu Số 2980 ngày 28/04/2025
Báo Lai Châu Số 2979 ngày 25/04/2025
Báo Lai Châu Số 2978 ngày 24/04/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.