

Tham dự Lễ hội có các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Lai Châu, các phòng, ban thành phố, xã Sùng Phài cùng toàn thể Nhân dân và du khách thập phương.
Phần lễ được thầy cúng thực hiện nghi thức cúng tạ ơn trời đất, thần linh.
Đây là năm thứ 15 lễ hội Grâuk Taox Cha được tổ chức vào ngày 14 -15 tháng giêng. Lễ hội nhằm cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho gia đình sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc; ban cho những người dân trong xã một năm mùa màng bội thu; gia súc, gia cầm đầy chuồng.
Đặc biệt, đây cũng là dịp để mỗi người con dân tộc Mông trong xã đi làm ăn nay có dịp về hội tụ với gia đình, người dân và về với bản làng để tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, vào một mùa vụ canh tác, sản xuất chăn nuôi mới. Cũng là dịp các thanh niên nam nữ được trổ tài và giao duyên qua các môn thi như: thổi khèn, hát, múa và các môn thể thao truyền thống.
Đội văn nghệ dân tộc Dao xã Sùng Phài đem đến Lễ hội Grâuk Taox Cha tiết mục múa chuông.
Ngoài phần lễ, phần hội diễn ra với nhiều nội dung như: thi dã bánh giầy, trình diễn trang phục, văn nghệ, bắn nỏ, đẩy gậy, tù lu, kéo co, nhảy bao bố.
Các vận động viên thi đấu môn đẩy gậy tại Lễ hội Grâuk Taox Cha.
Trong khuôn khổ lễ hội, bà con các dân tộc còn được tham gia các hoạt động vui chơi có thưởng như: hái hoa dân chủ, bịt mắt bắt vịt/lợn và chơi đánh cầu lông gà, ném pao…
… thi nhảy bao bố.
Phát biểu khai mạc lễ hội, đồng chí Sùng Thị Dẻ - Chủ tịch UBND xã Sùng Phài cho biết: Xã có 7 dân tộc cùng sinh sống tại 13 bản, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 75% dân số. Dân tộc Mông có đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa với nhiều nét đặc sắc.
Tiết mục văn nghệ dự thi được các cô gái dân tộc Mông thể hiện thành công trên sân khấu.
Từ xa xưa, vào những ngày từ mùng 7 - 15 tháng giêng, người Mông đặc biệt yêu thích việc thành lập các nhóm thanh niên nam nữ hoặc nhóm bạn để đi chơi trên những quả đồi thấp nhưng bằng phẳng có tầm nhìn rộng mà tiếng Mông gọi là hội "Grâuk Taox Cha ”. Dần dần Grâuk Taox Cha đã trở thành một nét đẹp văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông.
Các đội thi giã bánh giầy.
Lễ hội Grâuk Taox Cha được lưu truyền từ đời này sang đời khác, hướng vào mục tiêu: Phải thực sự là của đồng bào dân tộc Mông, để không chỉ thu hút đông đảo người dân tham gia, mà phải phát huy sức sáng tạo của người dân, đóng góp các nội dung cụ thể cho lễ hội; làm cho lễ hội thật sự bắt nguồn từ cuộc sống văn hóa tinh thần của Nhân dân trở lại phục vụ Nhân dân. Vì vậy, lễ hội mới có sức sống trường tồn.
… tham gia trò chơi hái hoa dân chủ.
Việc tổ chức lễ hội nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 59/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Lai Châu ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
Lãnh đạo Đảng ủy xã Sùng Phài trao giải cho các đội đạt thành tích trong thi đấu các nội dung.
Kết thúc lễ hội, Ban Tổ chức đã trao phần thưởng cho các vận động viên tham gia các môn thi đấu.
Tin đọc nhiều

Kỳ 2: “Ánh sáng” từ một nghị quyết
Sâu lắng vở kịch “Con đò của mẹ”

“Phá rào” hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh

Làm giàu từ nghề thêu, dệt truyền thống

Vẻ đẹp mê hoặc của những đồi chè

Gần 600 học viên được tập huấn, hướng dẫn triển khai ký kết xóa bỏ hủ tục

Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc

Mạch nguồn nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc









